Những con số thiệt hại về người và của do cháy nổ gây ra rất lớn. Thiệt hại càng nặng nề hơn khi xảy ra cháy nổ tại các cơ sở thu mua phế liệu nằm trong khu dân cư. Sáng 19-4, xưởng tái chế phế liệu ở số G14/31 đường Láng Le Bàu Cò (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TPHCM) bị hỏa hoạn thiêu rụi khoảng 4 tấn phế liệu. Một ngày trước đó, 18-4, một vụ cháy lớn xảy ra tại khu tập kết phế liệu khoảng 800m² ở thôn Xuân Lạc 1 (xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Đầu tháng 1-2018, vụ nổ tại một cơ sở thu mua phế liệu quân dụng ở làng Quan Độ (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) đã làm chết 2 trẻ nhỏ và nhiều người bị thương, khoảng 10 căn nhà xung quanh bị sập hoàn toàn. Những căn nhà cách xa nơi nổ hàng trăm mét cũng bị mảnh đạn xuyên thủng lỗ chỗ mái tôn.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TPHCM, địa bàn TP có hơn 2.000 vựa thu mua phế liệu tự phát. Thu mua phế liệu là ngành nghề có từ lâu đời, góp phần quan trọng vào việc thu gom phế liệu, rác sinh hoạt trong dân, làm sạch môi trường sống, giải quyết việc làm cho một bộ phận người lớn tuổi không còn đủ sức khỏe, không có trình độ chuyên môn. Ngành nghề này cũng góp phần tiết kiệm, tận dụng phế liệu phục vụ sản xuất và đời sống.
Tuy nhiên, hoạt động của ngành nghề này cũng có mặt trái tiêu cực, thậm chí đôi khi còn gây ra những hệ lụy không nhỏ. Các ngành nghề sản xuất - kinh doanh đều phải đảm bảo môi trường, sức khỏe và an toàn tính mạng con người, nhưng trong thời gian qua, hoạt động của các cơ sở thu mua phế liệu chưa được các ngành chức năng siết chặt quản lý, nhất là đối với các phế liệu quốc phòng dễ gây ra cháy nổ lớn. Nhiều cơ sở thu mua phế liệu tự phát nằm ngay trong khu dân cư không tuân thủ các quy định về kinh doanh, môi trường, phòng chống cháy nổ. Nhiều cơ sở thu mua phế liệu làm mất vẻ mỹ quan đường phố, gây ô nhiễm môi trường đô thị, ảnh hưởng sức khỏe người dân.
Cơ sở pháp lý để quản lý hoạt động kinh doanh thu mua phế liệu được điều chỉnh bằng Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 18/2015 (về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường) và Thông tư 26 của Bộ TN-MT. Căn cứ vào các văn bản luật vừa nêu, ngành TN-MT và lực lượng công an các cấp ở địa phương cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với chính quyền cơ sở, giám sát các cơ sở thu mua phế liệu, buộc các cơ sở này thực hiện đúng Luật Bảo vệ môi trường.
Các cơ quan chức năng liên quan cần tích cực vào cuộc, siết chặt quản lý các cơ sở thu mua phế liệu. Trường hợp cần thiết phải buộc di dời khỏi khu dân cư, để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ cháy nổ, tạo điều kiện sống an toàn cho người dân.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TPHCM, địa bàn TP có hơn 2.000 vựa thu mua phế liệu tự phát. Thu mua phế liệu là ngành nghề có từ lâu đời, góp phần quan trọng vào việc thu gom phế liệu, rác sinh hoạt trong dân, làm sạch môi trường sống, giải quyết việc làm cho một bộ phận người lớn tuổi không còn đủ sức khỏe, không có trình độ chuyên môn. Ngành nghề này cũng góp phần tiết kiệm, tận dụng phế liệu phục vụ sản xuất và đời sống.
Tuy nhiên, hoạt động của ngành nghề này cũng có mặt trái tiêu cực, thậm chí đôi khi còn gây ra những hệ lụy không nhỏ. Các ngành nghề sản xuất - kinh doanh đều phải đảm bảo môi trường, sức khỏe và an toàn tính mạng con người, nhưng trong thời gian qua, hoạt động của các cơ sở thu mua phế liệu chưa được các ngành chức năng siết chặt quản lý, nhất là đối với các phế liệu quốc phòng dễ gây ra cháy nổ lớn. Nhiều cơ sở thu mua phế liệu tự phát nằm ngay trong khu dân cư không tuân thủ các quy định về kinh doanh, môi trường, phòng chống cháy nổ. Nhiều cơ sở thu mua phế liệu làm mất vẻ mỹ quan đường phố, gây ô nhiễm môi trường đô thị, ảnh hưởng sức khỏe người dân.
Cơ sở pháp lý để quản lý hoạt động kinh doanh thu mua phế liệu được điều chỉnh bằng Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 18/2015 (về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường) và Thông tư 26 của Bộ TN-MT. Căn cứ vào các văn bản luật vừa nêu, ngành TN-MT và lực lượng công an các cấp ở địa phương cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với chính quyền cơ sở, giám sát các cơ sở thu mua phế liệu, buộc các cơ sở này thực hiện đúng Luật Bảo vệ môi trường.
Các cơ quan chức năng liên quan cần tích cực vào cuộc, siết chặt quản lý các cơ sở thu mua phế liệu. Trường hợp cần thiết phải buộc di dời khỏi khu dân cư, để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ cháy nổ, tạo điều kiện sống an toàn cho người dân.