Nền xuất bản thế giới đang có sự chuyển dịch lớn
Bà Claudia Kaiser cho biết, chưa bao giờ nền xuất bản thế giới phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhưng đồng thời cũng biến đổi mạnh mẽ như lúc này. CEO của tập đoàn xuất bản Penguin Random House cho rằng, ngành sách thế giới đang làm tốt nhất trong 500 năm lại đây, tuy nhiên trước đây trên thế giới có 7 nền xuất bản lớn ở các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ấn Độ…, 7 nền xuất bản này chiếm đến 2/3 tổng lượng xuất bản của thế giới. Thế nhưng, tình hình đang dần thay đổi, các nền xuất bản mang tính quốc gia đang mất dần bạn đọc. Ngay tại 7 quốc gia có nền xuất bản lớn cũng đang chịu chung quá trình đánh mất bạn đọc này, thậm chí Đức - quốc gia được đánh giá có nền xuất bản ổn định nhất cũng chứng kiến sự sụt giảm. Có nhiều lý do cho sự suy giảm này, như tình trạng phát triển mạnh các loại hình giải trí cá nhân, tuy nhiên theo bà Claudia Kaiser, vấn đề nằm ở chỗ nền xuất bản thế giới đang có sự chuyển dịch lớn. Thay vì các tập đoàn xuất bản lớn nắm vai trò chủ đạo thì hiện nay vai trò này đang chuyển qua các tập đoàn truyền thông xã hội như Google, Amazon, Apple, Facebook… Các tập đoàn truyền thông này có ưu thế về nguồn vốn, khả năng phát hành mạnh mẽ và đặc biệt là nhanh nhạy khi đưa ra các dịch vụ về sách ngày càng hấp dẫn hơn. Tiêu biểu như gần đây, Google giới thiệu dự án StoryWeaver nhằm cung cấp hàng ngàn đầu sách thiếu nhi cho trẻ em trên toàn thế giới với hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Về cơ bản, dự án này sẽ mua bản quyền các truyện thiếu nhi rồi dịch ra các thứ tiếng để thiếu nhi thế giới có thể hiểu biết thêm các nền văn hóa khác nhau. Rõ ràng, những dự án kiểu như vậy nằm ngoài khả năng của các tập đoàn xuất bản truyền thống. Hiện nay mô hình xuất bản truyền thống vẫn chiếm ưu thế ở mảng sách chuyên đề, như sách y khoa, kinh tế, khoa học… bởi có nguồn nội lực mạnh mẽ từ trước đến nay.
Xuất bản Việt Nam tiến ra thế giới không khó
Là một chuyên gia về xuất bản, bà Claudia Kaiser đã nhấn mạnh đến ảnh hưởng của xuất bản thế giới đến nền xuất bản của Việt Nam. Điển hình như loại hình sách điện tử (ebook), có một giai đoạn phát triển rất mạnh, tại Mỹ vào cuối những năm 2009 - 2010, ebook chiếm đến 50% doanh số thị trường sách. Thế nhưng, đến nay ebook chỉ còn chiếm từ 5%-10% doanh số sách bán ra. Lý do chính của tình trạng này là sau thời gian đầu háo hức, bạn đọc đã cảm thấy thất vọng về ebook khi cho rằng đây chỉ thuần túy là phiên bản số hóa của sách giấy chứ không có đặc tính gì hấp dẫn hơn. Đây cũng là tình trạng chung ở Việt Nam, khi mà sau những háo hức ban đầu thì hiện nay ebook Việt gần như đang rơi vào tình trạng “ngủ đông” do thiếu sự hấp dẫn riêng và hoàn toàn bị lép vế trước ebook lậu. Trong khi đó, thực tế số hóa nội dung sách đang làm biến đổi cách cả thế giới hưởng thụ sách, nhưng vai trò chủ đạo trong quá trình này lại thuộc về các đơn vị xuất bản của các tập đoàn truyền thông lớn.
Một vấn đề khác của thế giới cũng đang gây khó khăn cho các đơn vị xuất bản trong nước, đó là việc bảo vệ bản quyền và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong không gian mạng. Đây được xem là vấn đề nóng của xuất bản Việt Nam năm 2017. Ở các nước, để giải quyết triệt để vấn đề này đòi hỏi có sự can thiệp trực tiếp từ phương diện luật pháp.
Trước câu hỏi làm thế nào để xuất bản Việt Nam tiến ra thế giới, bà Claudia Kaiser cho rằng, vấn đề thực ra đơn giản hơn nhiều so với lo lắng của các đơn vị xuất bản Việt Nam. Khác với rất nhiều ngành kinh doanh khác, lĩnh vực xuất bản có mô hình kinh doanh rất ổn định, từ in ấn đến phát hành. Chính vì thế, trước khi tốn nhiều tiền để tham gia các hội sách, hay các hoạt động xuất bản mang tầm quốc tế để tìm mua hoặc bán bản quyền, các đơn vị cần chú ý 3 điểm chính. Đầu tiên, là xu hướng xuất bản, sách dành cho trẻ em, thanh thiếu niên vẫn là dòng sách phát triển nhanh nhất ở hầu hết các thị trường trong 10 năm qua. Đó là sách cho trẻ em, y tế giáo dục, kinh doanh, nghệ thuật… Thứ ba, là tìm kiếm các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức dịch thuật… Ví dụ như ở Đức có quỹ hỗ trợ dịch thuật văn học nhằm đưa các tác phẩm văn học thế giới đến với bạn đọc Đức. Hiện quỹ này đang tập trung nhiều vào dòng sách châu Á và đó là cơ hội cho các đơn vị xuất bản để đưa sách vào Đức với chi phí thấp nhất có thể. Cuối cùng là tìm kiếm thông tin về đối tác, tìm hiểu xem những hoạt động nào có thể làm việc qua mạng để giảm chi phí đi lại…
Ngay cả trường hợp tham gia các hội sách quốc tế - vốn là cơ hội gặp gỡ quan trọng với cả nền xuất bản thế giới - không phải lúc nào cũng cần tốn quá nhiều. Nên có sự tìm hiểu kỹ đến lựa chọn tham gia các hoạt động phù hợp với chi phí tối thiểu. Như ở hội sách Frankfurt có các khu vực ưu tiên cho sách châu Á, đó là nơi mà các đơn vị như ở Việt Nam có thể tham gia. Nếu là đơn vị làm sách thiếu như thì các hội sách thiếu nhi như Bologna Children’s Book Fair sẽ hiệu quả hơn.
Việc bán bản quyền cũng không bắt buộc phải quá phức tạp, hiện nay có nhiều bản quyền sách Việt Nam được rao bán tại các trang web về bản quyền thế giới. Tuy nhiên, số sách này chủ yếu là về du lịch, văn hóa… Đây cũng là một kênh phổ biến sách quan trọng với phí tổn không quá lớn.
Bà Claudia Kaiser cho biết, chưa bao giờ nền xuất bản thế giới phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhưng đồng thời cũng biến đổi mạnh mẽ như lúc này. CEO của tập đoàn xuất bản Penguin Random House cho rằng, ngành sách thế giới đang làm tốt nhất trong 500 năm lại đây, tuy nhiên trước đây trên thế giới có 7 nền xuất bản lớn ở các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ấn Độ…, 7 nền xuất bản này chiếm đến 2/3 tổng lượng xuất bản của thế giới. Thế nhưng, tình hình đang dần thay đổi, các nền xuất bản mang tính quốc gia đang mất dần bạn đọc. Ngay tại 7 quốc gia có nền xuất bản lớn cũng đang chịu chung quá trình đánh mất bạn đọc này, thậm chí Đức - quốc gia được đánh giá có nền xuất bản ổn định nhất cũng chứng kiến sự sụt giảm. Có nhiều lý do cho sự suy giảm này, như tình trạng phát triển mạnh các loại hình giải trí cá nhân, tuy nhiên theo bà Claudia Kaiser, vấn đề nằm ở chỗ nền xuất bản thế giới đang có sự chuyển dịch lớn. Thay vì các tập đoàn xuất bản lớn nắm vai trò chủ đạo thì hiện nay vai trò này đang chuyển qua các tập đoàn truyền thông xã hội như Google, Amazon, Apple, Facebook… Các tập đoàn truyền thông này có ưu thế về nguồn vốn, khả năng phát hành mạnh mẽ và đặc biệt là nhanh nhạy khi đưa ra các dịch vụ về sách ngày càng hấp dẫn hơn. Tiêu biểu như gần đây, Google giới thiệu dự án StoryWeaver nhằm cung cấp hàng ngàn đầu sách thiếu nhi cho trẻ em trên toàn thế giới với hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Về cơ bản, dự án này sẽ mua bản quyền các truyện thiếu nhi rồi dịch ra các thứ tiếng để thiếu nhi thế giới có thể hiểu biết thêm các nền văn hóa khác nhau. Rõ ràng, những dự án kiểu như vậy nằm ngoài khả năng của các tập đoàn xuất bản truyền thống. Hiện nay mô hình xuất bản truyền thống vẫn chiếm ưu thế ở mảng sách chuyên đề, như sách y khoa, kinh tế, khoa học… bởi có nguồn nội lực mạnh mẽ từ trước đến nay.
Xuất bản Việt Nam tiến ra thế giới không khó
Là một chuyên gia về xuất bản, bà Claudia Kaiser đã nhấn mạnh đến ảnh hưởng của xuất bản thế giới đến nền xuất bản của Việt Nam. Điển hình như loại hình sách điện tử (ebook), có một giai đoạn phát triển rất mạnh, tại Mỹ vào cuối những năm 2009 - 2010, ebook chiếm đến 50% doanh số thị trường sách. Thế nhưng, đến nay ebook chỉ còn chiếm từ 5%-10% doanh số sách bán ra. Lý do chính của tình trạng này là sau thời gian đầu háo hức, bạn đọc đã cảm thấy thất vọng về ebook khi cho rằng đây chỉ thuần túy là phiên bản số hóa của sách giấy chứ không có đặc tính gì hấp dẫn hơn. Đây cũng là tình trạng chung ở Việt Nam, khi mà sau những háo hức ban đầu thì hiện nay ebook Việt gần như đang rơi vào tình trạng “ngủ đông” do thiếu sự hấp dẫn riêng và hoàn toàn bị lép vế trước ebook lậu. Trong khi đó, thực tế số hóa nội dung sách đang làm biến đổi cách cả thế giới hưởng thụ sách, nhưng vai trò chủ đạo trong quá trình này lại thuộc về các đơn vị xuất bản của các tập đoàn truyền thông lớn.
Một vấn đề khác của thế giới cũng đang gây khó khăn cho các đơn vị xuất bản trong nước, đó là việc bảo vệ bản quyền và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong không gian mạng. Đây được xem là vấn đề nóng của xuất bản Việt Nam năm 2017. Ở các nước, để giải quyết triệt để vấn đề này đòi hỏi có sự can thiệp trực tiếp từ phương diện luật pháp.
Trước câu hỏi làm thế nào để xuất bản Việt Nam tiến ra thế giới, bà Claudia Kaiser cho rằng, vấn đề thực ra đơn giản hơn nhiều so với lo lắng của các đơn vị xuất bản Việt Nam. Khác với rất nhiều ngành kinh doanh khác, lĩnh vực xuất bản có mô hình kinh doanh rất ổn định, từ in ấn đến phát hành. Chính vì thế, trước khi tốn nhiều tiền để tham gia các hội sách, hay các hoạt động xuất bản mang tầm quốc tế để tìm mua hoặc bán bản quyền, các đơn vị cần chú ý 3 điểm chính. Đầu tiên, là xu hướng xuất bản, sách dành cho trẻ em, thanh thiếu niên vẫn là dòng sách phát triển nhanh nhất ở hầu hết các thị trường trong 10 năm qua. Đó là sách cho trẻ em, y tế giáo dục, kinh doanh, nghệ thuật… Thứ ba, là tìm kiếm các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức dịch thuật… Ví dụ như ở Đức có quỹ hỗ trợ dịch thuật văn học nhằm đưa các tác phẩm văn học thế giới đến với bạn đọc Đức. Hiện quỹ này đang tập trung nhiều vào dòng sách châu Á và đó là cơ hội cho các đơn vị xuất bản để đưa sách vào Đức với chi phí thấp nhất có thể. Cuối cùng là tìm kiếm thông tin về đối tác, tìm hiểu xem những hoạt động nào có thể làm việc qua mạng để giảm chi phí đi lại…
Ngay cả trường hợp tham gia các hội sách quốc tế - vốn là cơ hội gặp gỡ quan trọng với cả nền xuất bản thế giới - không phải lúc nào cũng cần tốn quá nhiều. Nên có sự tìm hiểu kỹ đến lựa chọn tham gia các hoạt động phù hợp với chi phí tối thiểu. Như ở hội sách Frankfurt có các khu vực ưu tiên cho sách châu Á, đó là nơi mà các đơn vị như ở Việt Nam có thể tham gia. Nếu là đơn vị làm sách thiếu như thì các hội sách thiếu nhi như Bologna Children’s Book Fair sẽ hiệu quả hơn.
Việc bán bản quyền cũng không bắt buộc phải quá phức tạp, hiện nay có nhiều bản quyền sách Việt Nam được rao bán tại các trang web về bản quyền thế giới. Tuy nhiên, số sách này chủ yếu là về du lịch, văn hóa… Đây cũng là một kênh phổ biến sách quan trọng với phí tổn không quá lớn.
Theo bà Claudia Kaiser, việc quảng bá sách Việt Nam ra thế giới nếu muốn làm chuyên nghiệp nhất cần có một chiến lược lâu dài và có sự hỗ trợ của chính phủ, bởi khó có đơn vị riêng lẻ nào đủ khả năng để tự làm. Bài học kinh nghiệm từ trường hợp nền xuất bản Indonesia khi chi ra hàng triệu USD để trở thành khách mời danh dự của Hội sách Frankfurt năm 2016 và sau đó họ trở thành cái tên quen thuộc ở các hội sách thế giới khác.