Đất nước ta mang trên mình những dòng chảy đặc sắc, với giá trị lịch sử dân tộc hàng nghìn năm, với hàng ngàn món ăn độc đáo…. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu ẩm thực quốc tế sau một thời gian trải nghiệm đều có nhận xét tích cực về tiềm năng phát triển của ẩm thực Việt Nam.
Chiều 17-6, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) công bố đề án “Xây dựng và phát triển văn hoá ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 – 2024”.
Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam, đất nước ta mang trên mình những dòng chảy đặc sắc, với giá trị lịch sử dân tộc hàng nghìn năm, với hàng ngàn món ăn đa dạng, độc đáo...
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu ẩm thực quốc tế sau một thời gian trải nghiệm đều có nhận xét tích cực về tiềm năng phát triển của ẩm thực Việt Nam. Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam ra đời với mong muốn truy tầm, phục dựng và nâng tầm văn hóa - ẩm thực Việt Nam một cách bền vững.
Các món ăn ngon, tiêu biểu được giới thiệu chiều 17-6 "Chúng tôi mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ sản phẩm văn hóa ẩm thực Việt Nam, trong đó có số hóa các sản phẩm này, để người dân Việt Nam nói riêng, du khách các nước trên thế giới nói chung có nhiều cơ hội thưởng thức, trải nghiệm các món ăn vùng miền đầy sáng tạo, đặc sắc", ông Nguyễn Quốc Kỳ nhấn mạnh.
Đối với ngành du lịch TPHCM, ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho hay, TPHCM đã và đang triển khai hàng loạt các sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm thu hút khách đến TPHCM và du lịch ẩm thực là một trong số đó.
Ông Hòa thông tin thêm, du khách quốc tế đến TPHCM đều rất quan tâm, thích thú tìm hiểu về ẩm thực, các món ăn ngon, qua đó giới thiệu đến bạn bè, người thân biết nhiều hơn về du lịch TPHCM - Việt Nam.
Học viên Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist chăm chú quan sát cách trình bày món ăn từ thầy dạy (người đứng giữa ảnh). Ảnh: HÂN GIA Đề án “Xây dựng và phát triển văn hoá ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 – 2024” phân chia cụ thể những việc sẽ làm theo từng năm. Ví dụ, trong năm 2022, dự kiến thu thập cơ sở dữ liệu 300 món tiêu biểu Việt Nam và xét chọn 100 món ẩm thực đặc sắc của các địa phương. Kết thúc năm 2022 sẽ là Liên hoan 100 món ăn đặc sắc Việt Nam, quy tụ các nghệ nhân của 63 tỉnh thành, dự kiến phối hợp cùng Sở Du Lịch TPHCM.
Du khách thưởng thức ẩm thực tại Hotel Grand Saigon - một trong những khách sạn 5 sao (chuyên đón khách châu Âu) tiên phong đưa bún kèn Kiên Giang, bún cá rô đồng, đuôi bò hầm ba kích trắng An Giang... vào thực đơn giới thiệu đến du khách. Ảnh: THI HỒNG Tiếp đến, trong năm 2023, thu thập dữ liệu 1.000 món ẩm thực và phát triển thành tổng tập dữ liệu ẩm thực Việt Nam. Ban tổ chức chọn ra các món tiêu biểu, đặc sắc có tính phổ biến cao của các vùng miền để xây dựng “Mô hình kinh tế khởi nghiệp”. Mô hình tạo tiền đề cho thế hệ trẻ, các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước đưa ẩm thực Việt Nam phát triển hơn trên “bản đồ” thế giới.
Các đại biểu tại buổi họp báo công bố đề án chiều 17-6 Trong năm 2024, thực hiện chuyển đổi số cơ sở dữ liệu thành “Bản đồ Ẩm thực Việt Nam", hướng đến xây dựng Bảo tàng Ẩm thực Việt Nam (bao gồm cả bảo tàng thật ngoài đời và định dạng ảo 3D) nhằm phục vụ du khách tham quan.
THI HỒNG