Mục tiêu hướng đến năm 2020 có ít nhất 7 chương trình du lịch đường thủy được khai thác, kết nối từ cảng biển với các tuyến trên sông Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè, Soài Rạp, Lòng Tàu và tuyến kênh, rạch nội đô.
Dự tính, trong năm 2017 và 2018, số lượng khách du lịch đường thủy đến TP ước đạt khoảng 450.000 lượt khách/năm; doanh thu du lịch đường thủy đạt 540 tỷ đồng/năm; phấn đấu tăng khoảng 15% trong những năm tiếp theo. Đối với khách quốc tế, con số hướng tới là khoảng 470.000 lượt (năm 2017 và 2018), tăng từ 12% - 15% trong những năm tiếp theo; doanh thu từ du lịch tàu biển phấn đấu đạt 1.220 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 12% trong những năm tiếp theo.
Nhóm các sản phẩm du lịch tầm ngắn (các tour trên sông nội đô có bán kính dưới 10km) gồm: Tuyến du lịch thủy đi Bình Quới (Bình Thạnh); tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ngoài ra, TP cũng đang xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đường thủy mới, như: Tuyến du lịch đi quận 7, với điểm đầu khởi hành từ bến Bạch Đằng (quận 1), điểm cuối là bến Khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7); tuyến du lịch đi quận 5, 6 và 8. Để phát triển các tuyến đường sông mới này, TP tiến hành đầu tư, xây dựng các sản phẩm dịch vụ đi kèm, đa dạng các loại phương tiện vận chuyển, xây dựng hệ thống thuyết minh tự động trên tuyến… Bên cạnh đó, TP cũng sẽ nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đường thủy tầm trung hiện có (tuyến đi Củ Chi, Cần Giờ); phát triển du lịch đường biển (Cruise)…
Các chương trình đầu tư, làm mới các tour tuyến, xây dựng bến đậu được huy động từ nguồn kinh phí xã hội hóa. Ví dụ: Đầu tư xây dựng bến Bạch Đằng; triển khai, vận hành hệ thống buýt đường thủy; vận động các nhà đầu tư Starbucks, McDonald’s đầu tư dự án “Thuyền cà phê”; xây dựng chương trình ánh sáng nghệ thuật về đêm với các tiết mục trình diễn ánh sáng kết hợp nhạc nước trên sông Sài Gòn…
Dự tính, trong năm 2017 và 2018, số lượng khách du lịch đường thủy đến TP ước đạt khoảng 450.000 lượt khách/năm; doanh thu du lịch đường thủy đạt 540 tỷ đồng/năm; phấn đấu tăng khoảng 15% trong những năm tiếp theo. Đối với khách quốc tế, con số hướng tới là khoảng 470.000 lượt (năm 2017 và 2018), tăng từ 12% - 15% trong những năm tiếp theo; doanh thu từ du lịch tàu biển phấn đấu đạt 1.220 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 12% trong những năm tiếp theo.
Nhóm các sản phẩm du lịch tầm ngắn (các tour trên sông nội đô có bán kính dưới 10km) gồm: Tuyến du lịch thủy đi Bình Quới (Bình Thạnh); tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ngoài ra, TP cũng đang xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đường thủy mới, như: Tuyến du lịch đi quận 7, với điểm đầu khởi hành từ bến Bạch Đằng (quận 1), điểm cuối là bến Khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7); tuyến du lịch đi quận 5, 6 và 8. Để phát triển các tuyến đường sông mới này, TP tiến hành đầu tư, xây dựng các sản phẩm dịch vụ đi kèm, đa dạng các loại phương tiện vận chuyển, xây dựng hệ thống thuyết minh tự động trên tuyến… Bên cạnh đó, TP cũng sẽ nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đường thủy tầm trung hiện có (tuyến đi Củ Chi, Cần Giờ); phát triển du lịch đường biển (Cruise)…
Các chương trình đầu tư, làm mới các tour tuyến, xây dựng bến đậu được huy động từ nguồn kinh phí xã hội hóa. Ví dụ: Đầu tư xây dựng bến Bạch Đằng; triển khai, vận hành hệ thống buýt đường thủy; vận động các nhà đầu tư Starbucks, McDonald’s đầu tư dự án “Thuyền cà phê”; xây dựng chương trình ánh sáng nghệ thuật về đêm với các tiết mục trình diễn ánh sáng kết hợp nhạc nước trên sông Sài Gòn…