Phát triển ngành công nghiệp chế biến và bao gói thực phẩm: Quan trọng yếu tố đầu vào

Với quy mô dân số hơn 90 triệu dân, cùng lượng khách du lịch tăng trưởng nhanh và phát triển hệ thống bán lẻ rộng khắp, ngành thực phẩm - đồ uống và dược phẩm tại Việt Nam được đánh giá là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư. Từ đó, kéo theo nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp in ấn, đóng gói bao bì trong nước và khu vực.
Sản xuất bao bì nhựa tại Công ty Liksin. Ảnh: CAO THĂNG
Sản xuất bao bì nhựa tại Công ty Liksin. Ảnh: CAO THĂNG

Nhu cầu lớn

Theo các số liệu của Liên đoàn Kỹ thuật Đức (VDMA), ngành công nghiệp đóng gói thực phẩm chế biến toàn cầu sẽ tăng trưởng 38% trong giai đoạn 2015-2020. Điều này, dẫn đến nhu cầu về máy móc, vật liệu in ấn và đóng gói cũng sẽ gia tăng 25%. Còn theo Hiệp hội In ấn Việt Nam (VPA), thị trường in ấn và đóng gói bao bì tại Việt Nam trong những năm qua đạt mức tăng trưởng 15% - 20%. Tăng trưởng kinh tế và nhu cầu tiêu dùng lớn chính là yếu tố kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp in ấn, đóng gói bao bì trong nước. 

Trong những năm qua, ngành công nghiệp chế biến và bao gói thực phẩm tại Việt Nam đã phát triển ổn định, riêng TPHCM chiếm 60% - 65% thị phần toàn ngành. So với các nước và khu vực, doanh nghiệp (DN) ngành này tại Việt Nam cũng đang phát triển mạnh.

Ông Hoàng Quang Huy, Thư ký Hiệp hội Nghiên cứu và phát triển phục vụ đổi mới sáng tạo (RDI Vietnam), cho biết ngành công nghiệp chế biến và bao gói thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong nhu cầu phát triển về công nghệ, hàng hóa; đáp ứng nhu cầu đa dạng thị trường xuất khẩu và thị hiếu người tiêu dùng quốc tế. Bởi bao bì, nhãn mác, mẫu mã sản phẩm... là một trong những yếu tố thúc đẩy quyết định mua sắm của người tiêu dùng, bên cạnh những yếu tố đảm bảo chất lượng, bảo quản sản phẩm, truyền tải thông tin… 

Cơ cấu dân số trẻ mang lại nhiều cơ hội cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có ngành công nghiệp chế biến và bao gói thực phẩm; tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng mua sắm thay đổi, cùng với việc ngày càng dễ dàng tiếp cận sản phẩm dịch vụ nước ngoài nên đòi hỏi cao về sản phẩm, dịch vụ. Trong bối cảnh này, ngành công nghiệp chế biến và bao gói thực phẩm đối mặt với thách thức khi chưa phát triển đúng tiềm năng do thiếu nhạy cảm với xu hướng thị trường.

Để phát triển bền vững, không chỉ ngành công nghiệp chế biến và bao gói thực phẩm, mà bất cứ ngành nào cũng cần nguồn nguyên liệu và nguyên liệu sạch. Tại Việt Nam có khí hậu ngày càng khắt nghiệt, dẫn đến khác biệt trong hoạt động sản xuất mang tính vùng miền, nên tạo ra nguồn nguyên liệu không đồng nhất và để đạt được sự đồng nhất là rất khó khăn. Những năm gần đây, với sự vào cuộc của nhiều đơn vị, đã cải thiện được tình trạng chuẩn hóa nguồn nguyên liệu theo yêu cầu, nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.

Giáo sư Lưu Dzẩn, đại diện Hội Khoa học và công nghệ thực phẩm Việt Nam (VAFoST), cho rằng khi đã có nguồn nguyên liệu chất lượng thì đòi hỏi tiếp theo là máy móc, thiết bị, công nghệ chế biến và bao gói phải đảm bảo an toàn và thân thiện môi trường. Quy trình này còn tác động trực tiếp đến khâu phân phối và tiêu thụ, vì công nghệ chế biến và bao gói không đảm bảo thì khó thu hút được người tiêu dùng, cũng như giải quyết bài toán công nghiệp chế biến và bao gói thực phẩm bền vững.

Mặt khác, một trong thách thức đối với DN ngành này là nguồn lực đầu tư, tài chính, nhân lực... trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng... Đơn cử, trên thị trường hiện nay ưa chuộng các sản phẩm có bao bì mỏng, nhẹ, thân thiện môi trường, nhưng muốn sản xuất ra những sản phẩm như vậy hoặc tạo sự khác biệt, đòi hỏi chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao, dẫn đến khó cạnh tranh.

Công nghệ thân thiện môi trường

Hiện nay có nhiều DN lớn của Việt Nam đã nhập máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp chế biến và bao gói thực phẩm như Vinamilk, Vissan, SG Food, PAN Food... Đặc biệt, Việt Nam cũng được nhận định là thị trường tiềm năng cho các DN nước ngoài tiềm kiếm cơ hội mở rộng thị trường, nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ...

Ông BT Tee, Tổng giám đốc Công ty UBM VES, cho hay ngành công nghiệp chế biến và bao gói thực phẩm trong thời gian tới sẽ có sự thay đổi, nhất là hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Định hướng của ngành này có xu hướng tạo ra những sản phẩm mang tính tiện dụng để bán đến tay người tiêu dùng. Đơn cử, những sản phẩm nước uống ngày càng được thiết kế tiện dụng để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng ở nhiều thị trường. Tuy nhiên, sự tiện dụng cũng đi kèm với giá cả phù hợp và tác động đến môi trường. Trong đó, hiện tượng “rác thải nhựa” bắt nguồn từ thực phẩm chiếm tỷ lệ cao và gây tác động tới môi trường. Điều này, đặt ra cho DN là vừa đảm bảo sự tiện lợi nhưng phải tạo ra sự thay đổi để tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường. 

Đại diện một số doanh nghiệp nước ngoài cho biết, họ muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam, nhất là chuyển giao công nghệ in ấn, chuyên in thông tin trước khi đóng gói sản phẩm. Đây là công nghệ quan trọng mà nhiều DN ngành công nghiệp công nghiệp chế biến và bao gói thực phẩm Việt Nam quan tâm, bởi liên quan đến mẫu mã, chất lượng bao bì…

Song song đó, sự phát triển ngành công nghiệp chế biến và bao gói thực phẩm tại Việt Nam đang rất quan tâm đến khâu thiết kế, nguồn nguyên liệu chất lượng... Đồng thời, có nhu cầu cao về các máy móc, thiết bị, công nghệ đáp ứng đòi hỏi của người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm được in trên bao bì đóng gói để kiểm tra thông tin, chất lượng, quy trình sản xuất.

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, hiện nay DN không chỉ hoạt động trong thị trường thương mại tự do, đòi hỏi hội nhập quốc tế sâu rộng, mà còn chịu tác động của làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0. Ngoài ra, trên thực tế vấn đề toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, nên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã và đang trở thành yếu tố đầu vào quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại. Đồng thời, đây cũng là chìa khóa quyết định tốc độ phát triển và năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia.

Thời gian qua, Việt Nam đã ký kết tham gia một số định thương mại tự do thế hệ mới, tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức về thị trường sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và quy mô người tiêu dùng. Bên cạnh đó, để có thể nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức phục vụ tăng trưởng bền vững và hội nhập quốc tế, một trong những yêu cầu quan trọng đối với DN Việt Nam là cần chủ động thực hiện các giải pháp đổi mới công nghệ, sản phẩm… Song song đó, tăng cường ứng dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh .

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Chế biến thực phẩm tại SG Food. Ảnh: CAO THĂNG

Linh hoạt thị trường, giữ đà tăng trưởng

Các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực - thực phẩm đang thực hiện nhiều giải pháp trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao và sự cạnh tranh hàng ngoại nhập ngày càng gay gắt.

Để giữ chân doanh nghiệp

Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TPHCM, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp trọng yếu đang có xu hướng giảm.
1,5 triệu USD hỗ trợ đấu giá điện mặt trời

1,5 triệu USD hỗ trợ đấu giá điện mặt trời

Ban chỉ đạo Quỹ hạ tầng toàn cầu (GIF) vừa phê duyệt khoản tài trợ 1,5 triệu USD hỗ trợ Ngân hàng Thế giới (WB) và Chính phủ Việt Nam thực hiện chương trình thí điểm đấu giá điện mặt trời. 
Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại

Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại

Các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ toàn cầu và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) đang ảnh hưởng đến Việt Nam từ các nước được dự báo có thể tiếp tục tăng lên. 
Cơ hội để doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

Cơ hội để doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

Cùng với sự ra đời của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), các tổ chức quốc tế cũng đang ra sức hỗ trợ nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý… Đây được xem là cơ hội để DN trong nước từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, thâm nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp châu Âu kiến nghị tháo gỡ khó khăn

Doanh nghiệp châu Âu kiến nghị tháo gỡ khó khăn

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu vừa có kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng. Theo đó, hiện đang có nhiều quy định chuyên ngành gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ “trở mình”

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ “trở mình”

30% là tỷ lệ cung ứng mà doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi cung ứng cho các tập đoàn sản xuất sản phẩm đầu và cuối tại Việt Nam. Con số tuy chưa nhiều, nhưng so với con số hơn 10% năm 2018, đã phần nào cho thấy sự “trở mình” hết sức hiệu quả của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Việt Nam tiếp tục hấp dẫn doanh nghiệp ngoại

Việt Nam tiếp tục hấp dẫn doanh nghiệp ngoại

Bộ Công thương vừa phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức xúc tiến xuất khẩu và kết nối thị trường cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tham gia hoạt động kết nối này có 850 doanh nghiệp thuộc 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. 
Doanh nghiệp trong nước sử dụng dây chuyền sản xuất tiên tiến. Ảnh: CAO THĂNG

Doanh nghiệp tự tin hội nhập

Bình quân mỗi năm, Việt Nam có khoảng 120.000 doanh nghiệp (DN) mới được thành lập. Đây là con số ấn tượng, tạo động lực cho DN tiếp tục trên con đường phát triển, tự tin hội nhập sân chơi toàn cầu.
Cân nhắc việc tăng thuế nguyên liệu nhựa

Cân nhắc việc tăng thuế nguyên liệu nhựa

Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) vừa có công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ Công thương kiến nghị xem xét không tăng thuế nhập khẩu nguyên liệu nhựa PP lên 5%, giữ nguyên mức thuế suất nhập khẩu nguyên liệu nhựa PP ở mức 3% như hiện nay. 
Đẩy mạnh hợp tác đầu tư Việt Nam - Liên bang Nga

Đẩy mạnh hợp tác đầu tư Việt Nam - Liên bang Nga

Chính phủ 2 nước cũng đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực như kiến trúc, quy hoạch đô thị, quy hoạch phân vùng, quy hoạch lãnh thổ; môi trường đô thị; định giá trong xây dựng, khoa học - công nghệ, văn hóa, giáo dục, du lịch... 
Tiếp sức ngành công nghiệp hỗ trợ

Tiếp sức ngành công nghiệp hỗ trợ

Năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trong nước những năm vừa qua đã dần được cải thiện, nhưng khả năng cung ứng thực tế còn nhiều bất cập như nhập siêu linh kiện, phụ tùng rất lớn, tỷ lệ nội địa hóa trong nhiều ngành công nghiệp rất thấp. Đó là đánh giá của Bộ Công thương về thực trạng của ngành CNHT trong nước.
Ô tô nhập khẩu tiếp tục tăng

Ô tô nhập khẩu tiếp tục tăng

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 10-2019, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tăng cả về lượng và trị giá so với tháng 9-2019, lần lượt là 50,2% và 28,6% với hơn 16.000 chiếc, trị giá 323,77 triệu USD.
29 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cán mốc trên 1 tỷ USD

29 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cán mốc trên 1 tỷ USD

Theo Bộ Công thương, tính đến hết tháng 10-2019 đã có 29 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Đặc biệt, có 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 59,4%. Tính chung 10 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 217,05 tỷ USD, tăng 7,4%. Còn kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 210 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Một khu bán thời trang, túi xách của doanh nghiệp Việt ở trung tâm mua sắm Nhật Bản tại Việt Nam. Ảnh: CAO THĂNG

Hàng hóa Việt hấp dẫn kênh phân phối ngoại

Đó là khẳng định của Bộ Công thương trong quá trình xúc tiến phát triển và hỗ trợ thương hiệu Việt gia tăng khả năng xuất khẩu. Theo đó, hiện có rất nhiều đơn vị thu mua sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến của các nhà phân phối ngoại đã có mặt tại Việt Nam để xúc tiến hợp đồng thu mua với doanh nghiệp nội. 
Triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất

Triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất

Sở Công thương TPHCM đã làm việc với nhiều doanh nghiệp và hệ thống siêu thị nhằm chuẩn bị nguồn hàng cung ứng trong dịp Tết Nguyên đán 2020. Theo đó, tại 4.209 điểm bán hàng thực phẩm bình ổn thị trường sẽ đảm bảo giá bán hàng bình ổn thị trường. 
Doanh nghiệp khó tiếp cận thị trường mới

Doanh nghiệp khó tiếp cận thị trường mới

Nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn khó tiếp cận các thị trường mới, thậm chí bị lừa do hạn chế về năng lực, không am hiểu thị trường các nước... Đó là thực trạng buồn được các DN, hiệp hội ngành hàng nêu ra tại buổi gặp gỡ, làm việc với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, nhiệm kỳ 2019-2022, mới đây.