Nghị quyết số 10-NQ-TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, xác định đến năm 2021, khu vực kinh tế này sẽ đóng góp 50% - 60% GDP của nền kinh tế. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu phát triển 1 triệu doanh nghiệp (DN) vào năm 2020. Nhưng nhìn vào thực tại, có rất ít doanh nghiệp (DN) thực sự lớn mạnh, số còn lại ngày càng “còi cọc”, thiếu sự phát triển đồng đều so với các thành phần kinh tế khác.
Sản xuất cân tại Công ty TNHH sản xuất cân Nhơn Hòa. Ảnh: THÀNH TRÍ
Chỉ có 37,81% doanh nghiệp có lãi Năm 2017, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 40% GDP, chiếm ưu thế so với khu vực DN nhà nước và DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đáng lưu ý, DN tư nhân chỉ đóng góp gần 8% GDP, phần lớn còn lại thuộc về khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình. Nghĩa là số đông trong khu vực kinh tế tư nhân vẫn là các hộ kinh doanh, các DN nhỏ, siêu nhỏ, hiệu quả hoạt động hầu như chưa có cải thiện trong nhiều năm qua. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ lệ này đã duy trì khá lâu, cho dù chúng ta mong muốn sự dịch chuyển từ hộ gia đình sang DN nhằm tăng khu vực DN chính thức, từ đó cải thiện năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân. Đơn cử như TPHCM, trong năm 2017, cũng đã ban hành nhiều văn bản, tổ chức nhiều buổi hướng dẫn, tập huấn để vận động các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành DN. Kết quả số lượng các hộ chuyển đổi tại nhiều quận, huyện của TPHCM trong năm 2017 mới chỉ đạt khoảng 10% so với chỉ tiêu TP giao. Kết thúc quý 1-2018, GDP tăng trưởng đạt tới 7,38%, đây là mức tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây, nhưng số DN tạm ngừng hoạt động vẫn còn khá cao, lên đến 20.337 DN. Số DN hoàn tất thủ tục giải thể trong quý 1-2018 là 3.321 DN, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong số đó DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm trên 90%. Trong khu vực kinh tế tư nhân, các DN mới thành lập đóng vai trò chính trong các tính toán tỷ trọng vốn đầu tư. Tuy nhiên, từ số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, quy mô các DN đang liên tục giảm (mức trung bình chỉ đạt 460 triệu đồng theo giá trị năm 1994, tương đương 1,2 tỷ đồng năm 2017) và hiện nay đang dừng ở mức thấp nhất kể từ năm 1995. Tương tự, số liệu từ cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2017 của TPHCM cũng chỉ ra, mặc dù số lượng DN phát triển nhanh nhưng quy mô DN thì chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ, chiếm tới 97,8%, trong đó DN có quy mô siêu nhỏ chiếm 82,76%. Xét về hiệu quả thông qua chỉ tiêu lợi nhuận còn rất hạn chế. Trong tổng số 171.655 DN đang hoạt động trên địa bàn TPHCM thì chỉ có 64.607 DN hoạt động có lãi, chiếm 37,81%; 96.936 DN bị thua lỗ, chiếm 56,49%; số còn lại kinh doanh hòa vốn. Theo nhận định của Cục Thống kê TPHCM, tỷ lệ các DN thua lỗ sau 5 năm có xu hướng tăng lên, đặc biệt là DN ngoài nhà nước đã tăng 2,87%, số DN có lãi lại giảm từ 43,30% năm 2011 xuống còn 37,41% năm 2016. Tương tự, với DN nhà nước, tỷ lệ DN sản xuất kinh doanh có lãi là 81,79% giảm 0,71%, tỷ lệ DN bị thua lỗ từ 16,6% năm 2011 tăng lên 17,65% năm 2016. Trong khi đó, tỷ lệ DN FDI có lãi lại tăng đáng kể từ 49,60% lên 50,20%. Đây là thực trạng rất đáng suy ngẫm!
Sản xuất cơ khí chính xác tại một doanh nghiệp tư nhân Ảnh: THÀNH TRÍ
Khó chồng khó!
Qua cuộc khảo sát 20 DN hoạt động trên một số lĩnh vực như công nghệ, đầu tư hạ tầng viễn thông và sản xuất hàng tiêu dùng cho thấy, so với 1 năm trước đây, tình hình sản xuất, kinh doanh vẫn không tốt hơn. Cụ thể, có tới 90% số DN lo thiếu nhân lực có chuyên môn; 80% DN không muốn mở rộng hoạt động; 100% DN lo ngại môi trường kinh doanh chưa bình đẳng, khoảng 30% lo thiếu về vốn. Một số DN cho biết so với những năm trước nguồn cung về vốn đang trở nên dồi dào hơn, chỉ cần có dự án tốt là có vốn. Vấn đề đặt ra là họ không có nhu cầu mở rộng đầu tư, sản xuất vì nhiều nguyên nhân. Ông N.M.T., giám đốc một DN, trăn trở sau 15 năm thành lập, đến nay công ty vẫn chưa có được một dàn nhân lực đủ về số lượng cũng như chất lượng để có thể triển khai các chiến lược phát triển dài hạn, mặc dù doanh thu hàng năm vẫn tăng. Theo ước tính của ông T. trung bình mỗi kỹ sư làm việc tại công ty được gần 2 năm rồi lại xin chuyển. Cùng quan điểm này, đại diện một công ty gia công phần mềm chia sẻ, đóng góp cho nền kinh tế quốc gia chưa nhiều về mặt thuế, song các khu vực DN tư nhân chính là nơi đào tạo và đào tạo lại kỹ năng chuyên môn cho toàn xã hội. Theo DN này, 10 năm thành lập là chừng đó thời gian giám đốc công ty phải lo mọi việc từ A đến Z, từ việc tuyển người đến hướng dẫn họ biết viết một văn bản, rồi thiết kế chuyên sâu, quy trình xử lý công việc. Nhưng chỉ cần biết việc là họ sẵn sàng chuyển chỗ, bất chấp công sức DN đã bỏ ra đào tạo họ. Thiếu tiềm lực dẫn đến không tuyển được người giỏi, có chuyên môn cao là vấn đề nan giải ở khu vực DN tư nhân. Nhưng điều khiến các DN nhỏ khó vượt qua, chính là môi trường kinh doanh vẫn chưa thực sự cải thiện. Cụ thể tại nhiều lĩnh vực, các DN luôn phải đối mặt với những DN “sân sau”, hoặc phải “chiến đấu” bất bình đẳng với các tập đoàn quốc doanh lẫn tư nhân. Nói cách khác, tại Việt Nam, các DN và tập đoàn lớn chưa thực sự trở thành đầu tàu kinh tế, là điểm tựa, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các DN nhỏ phát triển. Giám đốc một DN chuyên về hạ tầng viễn thông cho biết, mặc dù nhà mạng lợi nhuận khủng, họ vẫn liên tục ép DN đối tác giảm giá cho thuê hạ tầng bằng nhiều cách khác nhau, kéo dài thời gian thanh toán hàng năm trời, trong khi chi phí của DN ngày càng tăng. “Chúng tôi là DN nhỏ đang phải đối mặt với quá nhiều khó khăn. Nhưng với cách mà DN lớn ra sức ép bằng việc bổ sung các điều khoản giảm trừ bất hợp lý trong hợp đồng và chiếm dụng vốn cả năm không thanh toán cho đối tác thì nằm ngoài sức chịu đựng của một DN nhỏ”, vị giám đốc bức xúc nói. Cũng chính từ áp lực ngày càng gia tăng nên không ít DN đã lặng lẽ bán lại tài sản cho tập đoàn nước ngoài, số còn lại thì “ông lớn” bảo gì cũng phải nghe, miễn là thu hồi được ít tiền đã đầu tư và chấm dứt việc mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Qua cuộc khảo sát 20 DN hoạt động trên một số lĩnh vực như công nghệ, đầu tư hạ tầng viễn thông và sản xuất hàng tiêu dùng cho thấy, so với 1 năm trước đây, tình hình sản xuất, kinh doanh vẫn không tốt hơn. Cụ thể, có tới 90% số DN lo thiếu nhân lực có chuyên môn; 80% DN không muốn mở rộng hoạt động; 100% DN lo ngại môi trường kinh doanh chưa bình đẳng, khoảng 30% lo thiếu về vốn. Một số DN cho biết so với những năm trước nguồn cung về vốn đang trở nên dồi dào hơn, chỉ cần có dự án tốt là có vốn. Vấn đề đặt ra là họ không có nhu cầu mở rộng đầu tư, sản xuất vì nhiều nguyên nhân. Ông N.M.T., giám đốc một DN, trăn trở sau 15 năm thành lập, đến nay công ty vẫn chưa có được một dàn nhân lực đủ về số lượng cũng như chất lượng để có thể triển khai các chiến lược phát triển dài hạn, mặc dù doanh thu hàng năm vẫn tăng. Theo ước tính của ông T. trung bình mỗi kỹ sư làm việc tại công ty được gần 2 năm rồi lại xin chuyển. Cùng quan điểm này, đại diện một công ty gia công phần mềm chia sẻ, đóng góp cho nền kinh tế quốc gia chưa nhiều về mặt thuế, song các khu vực DN tư nhân chính là nơi đào tạo và đào tạo lại kỹ năng chuyên môn cho toàn xã hội. Theo DN này, 10 năm thành lập là chừng đó thời gian giám đốc công ty phải lo mọi việc từ A đến Z, từ việc tuyển người đến hướng dẫn họ biết viết một văn bản, rồi thiết kế chuyên sâu, quy trình xử lý công việc. Nhưng chỉ cần biết việc là họ sẵn sàng chuyển chỗ, bất chấp công sức DN đã bỏ ra đào tạo họ. Thiếu tiềm lực dẫn đến không tuyển được người giỏi, có chuyên môn cao là vấn đề nan giải ở khu vực DN tư nhân. Nhưng điều khiến các DN nhỏ khó vượt qua, chính là môi trường kinh doanh vẫn chưa thực sự cải thiện. Cụ thể tại nhiều lĩnh vực, các DN luôn phải đối mặt với những DN “sân sau”, hoặc phải “chiến đấu” bất bình đẳng với các tập đoàn quốc doanh lẫn tư nhân. Nói cách khác, tại Việt Nam, các DN và tập đoàn lớn chưa thực sự trở thành đầu tàu kinh tế, là điểm tựa, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các DN nhỏ phát triển. Giám đốc một DN chuyên về hạ tầng viễn thông cho biết, mặc dù nhà mạng lợi nhuận khủng, họ vẫn liên tục ép DN đối tác giảm giá cho thuê hạ tầng bằng nhiều cách khác nhau, kéo dài thời gian thanh toán hàng năm trời, trong khi chi phí của DN ngày càng tăng. “Chúng tôi là DN nhỏ đang phải đối mặt với quá nhiều khó khăn. Nhưng với cách mà DN lớn ra sức ép bằng việc bổ sung các điều khoản giảm trừ bất hợp lý trong hợp đồng và chiếm dụng vốn cả năm không thanh toán cho đối tác thì nằm ngoài sức chịu đựng của một DN nhỏ”, vị giám đốc bức xúc nói. Cũng chính từ áp lực ngày càng gia tăng nên không ít DN đã lặng lẽ bán lại tài sản cho tập đoàn nước ngoài, số còn lại thì “ông lớn” bảo gì cũng phải nghe, miễn là thu hồi được ít tiền đã đầu tư và chấm dứt việc mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh.