Nhiều ý kiến cho rằng, cử tri, nhân dân mong kinh tế như hiện nay nhưng xã hội như xưa. Thực tế đã đưa đến vấn đề: kinh tế tăng trưởng nhưng phải chăng vấn đề hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước chưa ổn. Báo SGGP đã trao đổi với ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, về nội dung này.
° PHÓNG VIÊN: Thưa ông, kinh tế tăng trưởng ấn tượng nhưng quá nhiều vấn đề xã hội nổi lên trong thời gian qua như: bạo lực học đường, bạo lực trong bệnh viện, cháy nổ ở chung cư…, khiến người dân thấy bất an, nhiều ĐB tập trung thảo luận. Ông nghĩ sao về điều này?
° Ông BÙI SỸ LỢI: Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm phát triển kinh tế phải gắn liền với công bằng và tiến bộ xã hội. Kinh tế và xã hội phải song hành với nhau, nếu quá coi trọng kinh tế mà coi nhẹ vấn đề xã hội, đạo đức thì không chỉ gây tác hại về mặt kinh tế, xã hội, mà đó còn là vấn đề nhân văn.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, kinh tế phát triển cũng sẽ kéo theo những vấn đề về đạo đức, xã hội. Quản lý nhà nước phải phát huy ưu thế của kinh tế thị trường đồng thời phải kiềm chế những khuyết tật. Do đó, chúng ta phải quan tâm đến các vấn đề xã hội. Nhiều ý kiến ĐB nói rằng vấn đề xã hội xuống cấp, tôi đồng ý đó là quy luật của kinh tế thị trường, chúng ta cần phân tích, mổ xẻ vấn đề này một cách thấu đáo.
Bây giờ đạo đức học đường, mối quan hệ thầy và trò, gia đình và nhà trường có vấn đề. Đã xảy ra các vụ việc cô giáo quỳ lạy phụ huynh, gia đình bệnh nhân kéo đến bệnh viện đánh bác sĩ, rồi xâm hại tình dục trẻ em ngay trong nhà trường… Nếu chúng ta không có giải pháp để chấn chỉnh, đó sẽ là lực cản cho phát triển kinh tế. Muốn cho kinh tế phát triển, các vấn đề xã hội phải được giải quyết một cách hài hòa, đồng bộ và cân đối với nhau. Nếu chúng ta phát triển kinh tế bằng mọi giá mà không nghĩ đến các vấn đề xã hội thì tác hại về kinh tế thị trường sẽ cao hơn nhiều.
° Nhiều ĐB cho rằng tình hình hiện nay cho thấy quản lý nhà nước đang có vấn đề?
° Thực trạng hiện nay xuất phát từ 2 phía: tác động mặt trái của kinh tế thị trường, của hội nhập quốc tế và có vấn đề về quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng. Chúng ta chưa sát sao, chưa tăng cường thanh, kiểm tra và chính quyền các địa phương cũng chưa tập trung để xử lý những vấn đề cốt lõi. Đây chính là những vấn đề Chính phủ cần quan tâm để làm sao phát triển kinh tế nhưng phải bảo đảm vấn đề xã hội. Như vậy mới là động lực để nền kinh tế phát triển.
° Nhiều vấn đề đã được Chính phủ, Thủ tướng chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt, tức là trên thì rất nóng, nhưng Thủ tướng cũng phàn nàn dưới thì lạnh, thậm chí giữa cũng lạnh. Đó phải chăng là nguyên nhân khiến cho những yếu kém cứ lặp đi lặp lại từ năm này sang năm khác mà kỳ Quốc hội nào ĐB cũng bức xúc?
° Đây là vấn đề phức tạp, cần giải quyết từ cả hai phía. Đầu tiên là đẩy mạnh tuyên truyền để làm chuyển biến nhận thức ngay trong người dân, gia đình vì gia đình là tế bào của xã hội, gia đình phải chăm lo giáo dục con cái. Sau đó đến nhà trường, nơi đào tạo, dạy dỗ, phát triển thế hệ trẻ về thể lực, trí lực. Tiếp đó, xã hội, bộ máy quản lý nhà nước, chính quyền địa phương phải vào cuộc. Nếu ngồi để phê phán trên - giữa hay dưới thì vô nghĩa, điều quan trọng là cả hệ thống chính trị cũng như mỗi thành viên trong xã hội đều phải có trách nhiệm.
Hiệu lực quản lý nhà nước phải được đẩy mạnh lên, ở đây là bằng cơ chế, chính sách, pháp luật, các chế tài để xử lý các vi phạm trong xã hội. Tất cả đều có pháp luật điều chỉnh, nên phải tính toán đồng bộ về cơ chế chính sách, pháp luật và trách nhiệm xã hội của từng người. Rõ ràng, ai cũng thấy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước là có vấn đề, nhưng bên cạnh đó cũng phải đề cập đến trách nhiệm xã hội. Phải làm tốt song song hai điều này.
° Xin cảm ơn ông!
° PHÓNG VIÊN: Thưa ông, kinh tế tăng trưởng ấn tượng nhưng quá nhiều vấn đề xã hội nổi lên trong thời gian qua như: bạo lực học đường, bạo lực trong bệnh viện, cháy nổ ở chung cư…, khiến người dân thấy bất an, nhiều ĐB tập trung thảo luận. Ông nghĩ sao về điều này?
° Ông BÙI SỸ LỢI: Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm phát triển kinh tế phải gắn liền với công bằng và tiến bộ xã hội. Kinh tế và xã hội phải song hành với nhau, nếu quá coi trọng kinh tế mà coi nhẹ vấn đề xã hội, đạo đức thì không chỉ gây tác hại về mặt kinh tế, xã hội, mà đó còn là vấn đề nhân văn.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, kinh tế phát triển cũng sẽ kéo theo những vấn đề về đạo đức, xã hội. Quản lý nhà nước phải phát huy ưu thế của kinh tế thị trường đồng thời phải kiềm chế những khuyết tật. Do đó, chúng ta phải quan tâm đến các vấn đề xã hội. Nhiều ý kiến ĐB nói rằng vấn đề xã hội xuống cấp, tôi đồng ý đó là quy luật của kinh tế thị trường, chúng ta cần phân tích, mổ xẻ vấn đề này một cách thấu đáo.
Bây giờ đạo đức học đường, mối quan hệ thầy và trò, gia đình và nhà trường có vấn đề. Đã xảy ra các vụ việc cô giáo quỳ lạy phụ huynh, gia đình bệnh nhân kéo đến bệnh viện đánh bác sĩ, rồi xâm hại tình dục trẻ em ngay trong nhà trường… Nếu chúng ta không có giải pháp để chấn chỉnh, đó sẽ là lực cản cho phát triển kinh tế. Muốn cho kinh tế phát triển, các vấn đề xã hội phải được giải quyết một cách hài hòa, đồng bộ và cân đối với nhau. Nếu chúng ta phát triển kinh tế bằng mọi giá mà không nghĩ đến các vấn đề xã hội thì tác hại về kinh tế thị trường sẽ cao hơn nhiều.
° Nhiều ĐB cho rằng tình hình hiện nay cho thấy quản lý nhà nước đang có vấn đề?
° Thực trạng hiện nay xuất phát từ 2 phía: tác động mặt trái của kinh tế thị trường, của hội nhập quốc tế và có vấn đề về quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng. Chúng ta chưa sát sao, chưa tăng cường thanh, kiểm tra và chính quyền các địa phương cũng chưa tập trung để xử lý những vấn đề cốt lõi. Đây chính là những vấn đề Chính phủ cần quan tâm để làm sao phát triển kinh tế nhưng phải bảo đảm vấn đề xã hội. Như vậy mới là động lực để nền kinh tế phát triển.
° Nhiều vấn đề đã được Chính phủ, Thủ tướng chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt, tức là trên thì rất nóng, nhưng Thủ tướng cũng phàn nàn dưới thì lạnh, thậm chí giữa cũng lạnh. Đó phải chăng là nguyên nhân khiến cho những yếu kém cứ lặp đi lặp lại từ năm này sang năm khác mà kỳ Quốc hội nào ĐB cũng bức xúc?
° Đây là vấn đề phức tạp, cần giải quyết từ cả hai phía. Đầu tiên là đẩy mạnh tuyên truyền để làm chuyển biến nhận thức ngay trong người dân, gia đình vì gia đình là tế bào của xã hội, gia đình phải chăm lo giáo dục con cái. Sau đó đến nhà trường, nơi đào tạo, dạy dỗ, phát triển thế hệ trẻ về thể lực, trí lực. Tiếp đó, xã hội, bộ máy quản lý nhà nước, chính quyền địa phương phải vào cuộc. Nếu ngồi để phê phán trên - giữa hay dưới thì vô nghĩa, điều quan trọng là cả hệ thống chính trị cũng như mỗi thành viên trong xã hội đều phải có trách nhiệm.
Hiệu lực quản lý nhà nước phải được đẩy mạnh lên, ở đây là bằng cơ chế, chính sách, pháp luật, các chế tài để xử lý các vi phạm trong xã hội. Tất cả đều có pháp luật điều chỉnh, nên phải tính toán đồng bộ về cơ chế chính sách, pháp luật và trách nhiệm xã hội của từng người. Rõ ràng, ai cũng thấy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước là có vấn đề, nhưng bên cạnh đó cũng phải đề cập đến trách nhiệm xã hội. Phải làm tốt song song hai điều này.
° Xin cảm ơn ông!