Ngày 26-5, TAND tỉnh Khánh Hòa mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Lê Thị Minh Trang, sinh năm 1984, trú thành phố Nha Trang, nguyên trung úy phòng PC67 CSGT Công an tỉnh Khánh Hòa với mức phạt 3 năm tù về tội tham ô tài sản.
Ngoài ra, TAND tỉnh Khánh Hòa còn buộc bị cáo bồi thường cho nhà nước số tiền 30.200.000 đồng.
Trong phần luận tội, Viện KSND tỉnh Khánh Hòa cáo buộc bị cáo Trang, trong quá trình công tác tại Đội Đăng ký, quản lý phương tiện thuộc Phòng PC67, Công an tỉnh Khánh Hòa được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí đăng ký biển số xe mô tô, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, chiếm đoạt của ngân sách nhà nước số tiền 2.069.000.000 đồng.
Trong phần luận tội, Viện KSND tỉnh Khánh Hòa cáo buộc bị cáo Trang, trong quá trình công tác tại Đội Đăng ký, quản lý phương tiện thuộc Phòng PC67, Công an tỉnh Khánh Hòa được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí đăng ký biển số xe mô tô, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, chiếm đoạt của ngân sách nhà nước số tiền 2.069.000.000 đồng.
Từ đó, đề nghị xử phạt bị cáo Trang từ 15 đến 16 năm tù (theo Khoản 4 Điều 278 BLHS) và bồi thường cho nhà nước số tiền trên.
Tuy nhiên, tại phiên tòa, bị cáo Trang chỉ thừa nhận hành vi chiếm đoạt tài sản là số lệ phí đăng ký xe mô tô của 151 trường hợp chủ phương tiện đăng ký với số tiền chiếm đoạt là 30.200.000 đồng, tức 151/9.473 xe mô tô. Đối với 9.322 xe còn lại, bị cáo không thừa nhận có hành vi chiếm đoạt.
Đối với 9.322 trường hợp xe còn lại, HĐXX xét thấy trong giai đoạn điều tra và tại phiên tòa, bị cáo Trang có thay đổi lời khai và cho rằng việc bị cáo thu thiếu không nhằm mục đích chiếm đoạt, bị cáo chỉ căn cứ số tiền trên giấy hẹn để thu tiền của chủ phương tiện, do cán bộ viết giấy hẹn ghi sai số tiền phải thu nên bị cáo đã thu sai theo giấy hẹn.
Qua điều tra và thu thập chứng cứ đối với 9.322 xe còn lại, cáo trạng quy kết bị cáo có hành vi chiếm đoạt số phí, lệ phí đối với số xe này chủ yếu dựa vào lời khai ban đầu của bị cáo. Trên thực tế, cơ quan điều tra đã không thu thập được đầy đủ các tài liệu chứng cứ khác để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo.
Như vậy chỉ có căn cứ kết tội bị cáo tham ô tài sản đối với số tiền chiếm đoạt là 30.200.000 đồng theo Khoản 1 Điều 278 BLHS. Vì thế, HĐXX chỉ chấp nhận một phần cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát đối với hành vi phạm tội của bị cáo là có căn cứ.
Tuy nhiên, tại phiên tòa, bị cáo Trang chỉ thừa nhận hành vi chiếm đoạt tài sản là số lệ phí đăng ký xe mô tô của 151 trường hợp chủ phương tiện đăng ký với số tiền chiếm đoạt là 30.200.000 đồng, tức 151/9.473 xe mô tô. Đối với 9.322 xe còn lại, bị cáo không thừa nhận có hành vi chiếm đoạt.
Đối với 9.322 trường hợp xe còn lại, HĐXX xét thấy trong giai đoạn điều tra và tại phiên tòa, bị cáo Trang có thay đổi lời khai và cho rằng việc bị cáo thu thiếu không nhằm mục đích chiếm đoạt, bị cáo chỉ căn cứ số tiền trên giấy hẹn để thu tiền của chủ phương tiện, do cán bộ viết giấy hẹn ghi sai số tiền phải thu nên bị cáo đã thu sai theo giấy hẹn.
Qua điều tra và thu thập chứng cứ đối với 9.322 xe còn lại, cáo trạng quy kết bị cáo có hành vi chiếm đoạt số phí, lệ phí đối với số xe này chủ yếu dựa vào lời khai ban đầu của bị cáo. Trên thực tế, cơ quan điều tra đã không thu thập được đầy đủ các tài liệu chứng cứ khác để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo.
Như vậy chỉ có căn cứ kết tội bị cáo tham ô tài sản đối với số tiền chiếm đoạt là 30.200.000 đồng theo Khoản 1 Điều 278 BLHS. Vì thế, HĐXX chỉ chấp nhận một phần cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát đối với hành vi phạm tội của bị cáo là có căn cứ.