Phát hiện tiểu hành tinh có khả năng đe dọa Trái đất

NOIRLab, tổ chức thiên văn học quốc tế được Chính phủ Mỹ tài trợ, thông báo vừa phát hiện một tiểu hành tinh khổng lồ đi qua quỹ đạo Trái đất. Đây cũng là tiểu hành tinh lớn nhất có thể gây nguy hiểm cho Trái đất từng được phát hiện trong 8 năm qua.
Phát hiện tiểu hành tinh có khả năng đe dọa Trái đất

Tiểu hành tinh rộng 1,5km này được các nhà khoa học đặt tên là 2022 AP7. Họ tìm thấy 2022 AP7 bằng cách sử dụng máy ảnh năng lượng tối của kính viễn vọng Victor M.Blanco đặt tại Chile (ảnh) trong vùng không gian giữa Trái đất và sao Kim - khu vực vốn nổi tiếng là nơi khó phát hiện các vật thể do ánh sáng chói từ Mặt trời. 

Tác giả chính của nghiên cứu trên, nhà thiên văn học Scott Sheppard thuộc Viện Khoa học Carnegie, cho biết, việc 2022 AP7 đi qua quỹ đạo của Trái đất khiến nó trở thành một tiểu hành tinh có nguy cơ tiềm tàng. Bất kỳ vật thể nào quay quanh, quỹ đạo của tiểu hành tinh này sẽ từ từ bị thay đổi do vô số lực hấp dẫn, nhất là lực hấp dẫn bởi các hành tinh. Do đó, rất khó dự báo về hướng đi của 2022 AP7 trong dài hạn. Ngoài 2022 AP7, các nhà khoa học còn phát hiện 2 tiểu hành tinh khác, tuy không gây rủi ro cho Trái đất, nhưng một trong số đó là tiểu hành tinh gần Mặt trời nhất từng được phát hiện.

Theo các nhà khoa học, hiện có khoảng 30.000 tiểu hành tinh mọi kích cỡ, trong đó có hơn 850 tiểu hành tinh rộng hơn 1km, được đánh giá là tiềm ẩn nguy hiểm và gắn nhãn Các vật thể gần Trái đất. 

Tin cùng chuyên mục