Đợt bùng phát sóng vô tuyến nhanh được đặt tên là FRB 20190520B, đến từ một thiên hà lùn cách Trái đất 3 tỷ năm ánh sáng. Hiện tượng này được phát hiện nhờ vào kính vô tuyến FAST của Trung Quốc, và kết quả được xác nhận cũng như nghiên cứu bằng nhiều loại thiết bị khác.
FRB 20190520B là đại diện thứ 2 từng được biết đến của hiện tượng bùng phát sóng vô tuyến nhanh, từ đó dẫn đến những câu hỏi mới liên quan đến sự tồn tại của chúng, cũng như bằng cách nào dựa vào những hiện tượng này để tìm hiểu vũ trụ.
FRB là những xung vô tuyến mạnh, đến từ không gian xa xôi của vũ trụ. Chúng tồn tại chỉ khoảng vài mili giây nhưng có thể giải phóng năng lượng lớn hơn năng lượng phát ra từ Mặt trời trong cả giờ, cả ngày hoặc cả tuần. Giới thiên văn học cho rằng có thể dùng FRB làm thước đo không gian giữa các thiên hà.