Vì vậy, họ đã sử dụng hình ảnh cộng hưởng để phóng to vùng cực thái dương của 2 con khỉ thí nghiệm và ghi lại các tín hiệu điện của tế bào thần kinh cực thái dương khi khỉ quan sát hình ảnh của những khuôn mặt quen thuộc và những khuôn mặt xa lạ mà chúng nhìn thấy màn hình.
Họ phát hiện ra rằng, các tế bào thần kinh ở vùng cực thái dương có tính chọn lọc cao, phản ứng với những khuôn mặt mà đối tượng đã nhìn thấy trước đó mạnh mẽ hơn những khuôn mặt không quen. Điều thú vị là những tế bào này phản ứng mạnh hơn gấp 3 lần với những khuôn mặt quen thuộc so với những khuôn mặt lạ, mặc dù thực tế các đối tượng đã nhìn thấy những khuôn mặt lạ nhiều lần trên màn hình.
Ý tưởng về cái gọi là “tế bào thần kinh bà ngoại” - một tế bào đơn lẻ nằm ở điểm giao của nhận thức cảm giác và trí nhớ, có khả năng ưu tiên một khuôn mặt quan trọng - xuất hiện lần đầu vào những năm 1960. Về cơ bản, khái niệm về tỷ lệ 1-1 giữa các tế bào não và các đối tượng là một nỗ lực nhằm giải quyết bí ẩn về cách bộ não kết hợp những gì chúng ta thấy với ký ức dài hạn.
Các nhà khoa học thần kinh kể từ đó đã phát hiện ra rất nhiều tế bào thần kinh cảm giác chuyên xử lý thông tin trên khuôn mặt và nhiều tế bào bộ nhớ dành riêng để lưu trữ dữ liệu từ các cuộc gặp gỡ cá nhân.