Như vậy, nhân loại đang tiến thêm một bước gần đến viễn cảnh khám phá những khu vực chưa từng được biết đến của vũ trụ. Hành tinh chưa được đặt tên, có thể thuộc về thiên hà xoắn ốc Messier 51, còn gọi là thiên hà Xoáy nước, cách Trái đất khoảng 28 triệu năm ánh sáng.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Rosanne Di Stefano, thuộc Trung tâm Vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian cho biết, họ đã sử dụng kính thiên văn Chandra tia X của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện hành tinh này nhờ vào kỹ thuật gọi là “đi ngang qua”, tức thời điểm một hành tinh đi qua phía trước sao trung tâm và che ánh sáng phát ra từ ngôi sao đó.
Di Stefano và các đồng nghiệp của cô đã áp dụng cùng một ý tưởng cơ bản, nhưng thay vì ánh sáng quang học, họ theo dõi những thay đổi về độ sáng của tia X từ hệ nhị phân trong thiên hà Xoáy nước.
Sử dụng dữ liệu từ Đài quan sát Chandra, Di Stefano cùng các đồng nghiệp đã quan sát thấy quá trình vận chuyển kéo dài khoảng ba giờ, và họ có thể đo lường gần đúng kích thước của vật thể vì nó đã chặn hoàn toàn nguồn tia X. Họ cho rằng nó có bán kính khoảng 58.000km và xoay quanh một phiên bản của Mặt trời.
Kể từ năm 1990 đến nay, các nhà thiên văn học phát hiện hơn 4.000 hành tinh, nhưng toàn bộ đều thuộc phạm vi của dải Ngân hà.