Cán bộ quản lý thị trường TPHCM lập biên bản tại cửa hàng vi phạm |
Một số hành vi vi phạm gồm: thay đổi ngành, nghề kinh doanh nhưng không gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính; không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi bán hàng đến người tiêu dùng; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Thống kê của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng đã bắt giữ, xử lý hơn 28.000 vụ việc vi phạm trong đó có kinh doanh hàng giả mạo, không rõ nguồn gốc…; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 3.387 tỷ đồng; khởi tố hình sự 278 vụ với 679 đối tượng.
Quản lý thị trường TPHCM kiểm tra hàng hóa vi phạm |
Tại cuộc họp về chống hàng gian, hàng giả mới đây ở TPHCM, nhiều doanh nghiệp đã rất bức xúc về thực trạng này. Đại diện Công ty thời trang Nón Sơn phản ánh rằng, việc chống giả hiện nay chẳng khác nào “bắt cóc bỏ dĩa”, dẹp chỗ này chỗ khác lại mọc lên, vì kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu đem lại lợi nhuận rất lớn.
Ông Nguyễn Viết Hồng, Tổng Giám đốc Vina CHG kiêm Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng TPHCM cũng xác nhận rằng, từ đầu năm đến nay, một số doanh nghiệp, người tiêu dùng đã gọi điện phản ánh trực tiếp việc mua trúng hàng dỏm, hàng kém chất lượng. Cơ quan chức năng (QLTT, hải quan, công an…) cũng đang phối hợp điều tra nhiều vụ liên quan đến hàng nhập lậu, giả mạo...
Truy xuất thông tin sản phẩm qua mã QR Code |
“Thông thường, làm giả, nhái sản phẩm bao bì là mục tiêu đầu tiên mà các đối tượng nhắm tới. Do vậy, chống hàng giả ngay từ khâu in ấn bao bì rất quan trọng. Vina CHG đang có nhiều giải pháp nhằm bảo vệ khách hàng như xác thực qua tin nhắn SMS, truy xuất thông tin và truy vết đường đi sản phẩm qua mã QR code bảo mật và mã định dạng duy nhất, công nghệ nước, 5.0, công nghệ 5S, VSI...”, ông Nguyễn Viết Hồng cho biết.