Giáo sư người Bỉ Pierre Vanderhaeghen thuộc Đại học Tự do Brussels (ULB) và nhóm nghiên cứu của ông tại Trung tâm Nghiên cứu bệnh và não thuộc Đại học Công giáo Louvain (KU Louvain) cho biết, các gene cụ thể của con người cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này, trong đó có gene CROCCP2 mà các nhà nghiên cứu trước đây cho là không hoạt động.
Gene CROCCP2 hiện diện mạnh mẽ trong não người và là nguồn gốc sự đa dạng của các tế bào não. Theo các nhà nghiên cứu Roxane Van Heurck và Jerome Bonnefont, gene này hoạt động rất tích cực trong não của thai nhi và đóng vai trò thiết yếu đối với khu vực não chịu trách nhiệm về khả năng nhận thức cao đặc trưng cho loài người. Tuy nhiên, gene CROCCP2 không có ở các loài linh trưởng khác.
Để đạt được kết quả này, các nhà khoa học đã nghiên cứu sự phát triển của não chuột và sử dụng organoids, là phiên bản thu nhỏ và đơn giản hóa của các cơ quan được làm trong ống nghiệm.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện rằng gene CROCCP2 khuếch đại một quá trình được gọi là con đường phản ứng chính - mTOR rất quan trọng đối với sự phát triển của tế bào. Khi con đường này bị ảnh hưởng, nó có thể gây ra rối loạn phổ tự kỷ và u não. Nghiên cứu này góp phần giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về các dạng rối loạn não khác nhau.