Theo đó, trong cùng ngày, bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng chức năng đã phát hiện 4kg cần sa được đóng gói rất kỹ trong 20 gói nylon. Số ma túy bỏ trong túi nylon được hút chân không và cất giấu tinh vi trong lô hàng thực phẩm, đồ dùng cá nhân.
Từ đầu năm 2018 tới nay, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã triệt phá 23 lô hàng trong đường dây vận chuyển trái phép cần sa qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với tổng trọng lượng lên đến 37kg.
Cụ thể, ngày 19-6-2018, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã kiểm tra lô hàng quà biếu phi mậu dịch từ Los Angeles – California - Mỹ về Việt Nam do ông L.V.H., ngụ tại tỉnh Vĩnh Phúc đứng tên người nhận hàng và phát hiện 2,7kg cần sa trong 12 gói nylon hút chân không, cất giấu tinh vi trong lô hàng chứa đồ dùng cá nhân như bánh kẹo, quần áo, dầu gội, giày dép...
Hay ngày 12-6-2018, Chi cục Hải quan Tân Sơn Nhất cũng đã bắt giữ liên tiếp 2 vụ vận chuyển trái phép tổng cộng 5,2kg cần sa cũng với thủ đoạn tương tự do một đối tượng ở TPHCM và một đối tượng ở Ninh Thuận đứng tên nhận hàng.
Cần sa được người nhập cư trồng nhiều ở Canada, bởi ở Canada chỉ là một tội nhẹ. Ngay cả sau khi bị bắt và kết tội, chỉ có 10% bị đi tù nên dân nhập cư ở Canada tranh nhau trồng “cỏ”, bán qua thị trường tiêu thụ bên Mỹ.
Sau khi chính phủ Hoa Kỳ siết chặt kiểm soát an ninh ở vùng biên giới, sự gia tăng tuần tiễu ở biên giới đã vô tình bắt nhiều dân buôn lậu bạch phiến từ Canada. Hiện nay, tại một số bang của Mỹ như Washinhton, California, Oregon, Colorado, Alaska,... việc bán, sử dụng cần sa cho mục đích giải trí là hợp pháp, dù vẫn bị cấm ở mức liên bang.
Dân chuyên môn trồng cỏ ở Canada thay đổi chiến thuật, di chuyển sang bên Mỹ: Seattle, San Francisco, Houston, và ngay cả vùng San Gabriel Valley phía Đông của Los Angeles để trồng cần sa. Từ đây, cần sa được đóng gói, cất giấu và vận chuyển về Việt Nam để tiêu thụ.