Theo ban tổ chức, để được lựa chọn vào bảng xếp hạng, các doanh nghiệp sẽ được đánh giá dựa trên bộ chỉ số doanh nghiệp phát triển bền vững (CSI). Bộ chỉ số này được xây dựng dựa trên 3 nhóm yếu tố là chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu xã hội và tác động đến môi trường. 2017 là năm thứ hai, VCCI phối hợp với với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức chương trình đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp bền vững. Dự kiến lễ công bố các doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2017 sẽ được tổ chức vào tháng 12-2017.
Phát triển bền vững đã trở thành yêu cầu cấp bách và cần thiết trong hoạt động kinh tế toàn cầu, đó cũng là thách thức đang nổi lên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển Bền vững của Liên hiệp quốc, 193 nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, bao gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) với 169 chỉ tiêu nhằm chấm dứt đói nghèo, chống bất bình đẳng và bất công; chống biến đổi khí hậu tới năm 2030. Chương trình nghị sự cũng nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp trong việc thực hiện thành công SDGs, bên cạnh vai trò của chính phủ và các tổ chức quốc tế. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp được xem là một trong những yếu tố chủ chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và đầu tư vào đổi mới sáng tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Năm 2016, Chương trình đánh giá, xếp hạng các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam 2016 lần thứ nhất đã thu hút sự tham gia của 400 doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau trên cả nước, qua đó 100 doanh nghiệp xuất sắc nhất đã được vinh danh doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam. Chương trình đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và lợi ích của phát triển bền vững doanh nghiệp của cộng đồng cũng như của xã hội. Đồng thời, thúc đẩy kinh doanh theo hướng bền vững, tăng cường trao đổi theo hướng phát triển bền vững giữa các bên có liên quan tại Việt Nam, bao gồm: Cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức dân sự. Bên cạnh đó, hỗ trợ các doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm thông qua các thực hiện tốt trên thế giới và phát triển bền vững, hội nhập kinh tế; thúc đẩy nhân rộng áp dụng bộ chỉ số bền vững trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam, cho biết, phát triển bền vững đã trở thành một yêu cầu cấp bách và cần thiết trong hoạt động kinh tế toàn cầu, đồng thời cũng là một thách thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển bền vững sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường nội lực, nâng cao vị thế và chiếm được niềm tin của Chính phủ, khách hàng và các nhà đầu tư cũng như các bên liên quan khác. Rất nhiều nghiên cứu, khảo sát trên thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra rằng, những doanh nghiệp phát triển bền vững là các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, năng suất lao động cao hơn, khả năng thích ứng và hội nhập tốt hơn các doanh nghiệp chỉ hướng đến mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận mà bỏ qua trách nhiệm đối với cộng đồng và môi trường.
Phát triển bền vững đã trở thành yêu cầu cấp bách và cần thiết trong hoạt động kinh tế toàn cầu, đó cũng là thách thức đang nổi lên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển Bền vững của Liên hiệp quốc, 193 nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, bao gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) với 169 chỉ tiêu nhằm chấm dứt đói nghèo, chống bất bình đẳng và bất công; chống biến đổi khí hậu tới năm 2030. Chương trình nghị sự cũng nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp trong việc thực hiện thành công SDGs, bên cạnh vai trò của chính phủ và các tổ chức quốc tế. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp được xem là một trong những yếu tố chủ chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và đầu tư vào đổi mới sáng tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Năm 2016, Chương trình đánh giá, xếp hạng các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam 2016 lần thứ nhất đã thu hút sự tham gia của 400 doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau trên cả nước, qua đó 100 doanh nghiệp xuất sắc nhất đã được vinh danh doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam. Chương trình đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và lợi ích của phát triển bền vững doanh nghiệp của cộng đồng cũng như của xã hội. Đồng thời, thúc đẩy kinh doanh theo hướng bền vững, tăng cường trao đổi theo hướng phát triển bền vững giữa các bên có liên quan tại Việt Nam, bao gồm: Cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức dân sự. Bên cạnh đó, hỗ trợ các doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm thông qua các thực hiện tốt trên thế giới và phát triển bền vững, hội nhập kinh tế; thúc đẩy nhân rộng áp dụng bộ chỉ số bền vững trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam, cho biết, phát triển bền vững đã trở thành một yêu cầu cấp bách và cần thiết trong hoạt động kinh tế toàn cầu, đồng thời cũng là một thách thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển bền vững sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường nội lực, nâng cao vị thế và chiếm được niềm tin của Chính phủ, khách hàng và các nhà đầu tư cũng như các bên liên quan khác. Rất nhiều nghiên cứu, khảo sát trên thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra rằng, những doanh nghiệp phát triển bền vững là các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, năng suất lao động cao hơn, khả năng thích ứng và hội nhập tốt hơn các doanh nghiệp chỉ hướng đến mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận mà bỏ qua trách nhiệm đối với cộng đồng và môi trường.