Hiệp ước mới
Ông Macron được cho là sẽ kêu gọi Anh hỗ trợ thêm tài chính và các nguồn lực để giải quyết dòng người di cư ồ ạt vào Pháp với mục đích cuối cùng là tới Anh.
Tuyên bố từ Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết hai bên sẽ thảo luận việc kiểm soát chặt chẽ người di cư ở khu vực biên giới giáp với khu vực Calais (Pháp). Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh sẽ tuyên bố một hiệp ước mới về cách giải quyết những người di cư muốn tới Anh. Hiệp ước dự kiến được thông báo tại hội nghị ở London sẽ bổ sung hiệp ước Le Touquet, vốn được ký kết vào năm 2003. Theo hiệp ước Le Touquet, cảnh sát biên giới Pháp được phép tiến hành kiểm tra người nhập cư ở Dover (Anh) và cảnh sát Anh được hoạt động ở Calais. Hiệp ước mới dự kiến bao gồm các biện pháp về cách quản lý những trẻ vị thành niên không có người lớn đi kèm cũng như việc Anh sẽ đóng góp một khoản tài chính “lớn” theo đề xuất của phía Pháp.
Trước đó, hai bên đã có những buổi tiếp xúc đàm phán lại về hiệp ước Le Touquet. Đã có dự đoán cho rằng, nếu không đạt được thỏa thuận, Pháp có thể sẽ xóa bỏ hiệp ước và hai quốc gia sẽ phục hồi đường biên giới trên eo biển Manche. Đây là một kịch bản mà theo giới quan sát sẽ không có lợi cho bất kỳ bên nào. Pháp phàn nàn về việc nước này phải chịu chi phí quá lớn cho vấn đề người tị nạn. Hiện nay một số nghị sỹ ủng hộ tiến trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) của Anh cho rằng việc trả thêm chi phí là “vô lý”. Bên cạnh đó là những ý kiến yêu cầu hoặc hủy bỏ hiệp ước Le Touquet hoặc phải sửa đổi vì cho rằng có quá nhiều người xin tị nạn vào Anh đang ở trong các trại tại Calais, gây mất ổn định trật tự cho vùng này của Pháp. Về phía bà Theresa May, việc nhà lãnh đạo nước Anh đồng ý tăng thêm chi phí theo đề xuất của phía Pháp là điều từng được dự đoán trước, bởi Anh đang cần sự ủng hộ của Pháp trong quá trình đàm phán Brexit với các đối tác thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Ông Macron được cho là sẽ kêu gọi Anh hỗ trợ thêm tài chính và các nguồn lực để giải quyết dòng người di cư ồ ạt vào Pháp với mục đích cuối cùng là tới Anh.
Tuyên bố từ Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết hai bên sẽ thảo luận việc kiểm soát chặt chẽ người di cư ở khu vực biên giới giáp với khu vực Calais (Pháp). Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh sẽ tuyên bố một hiệp ước mới về cách giải quyết những người di cư muốn tới Anh. Hiệp ước dự kiến được thông báo tại hội nghị ở London sẽ bổ sung hiệp ước Le Touquet, vốn được ký kết vào năm 2003. Theo hiệp ước Le Touquet, cảnh sát biên giới Pháp được phép tiến hành kiểm tra người nhập cư ở Dover (Anh) và cảnh sát Anh được hoạt động ở Calais. Hiệp ước mới dự kiến bao gồm các biện pháp về cách quản lý những trẻ vị thành niên không có người lớn đi kèm cũng như việc Anh sẽ đóng góp một khoản tài chính “lớn” theo đề xuất của phía Pháp.
Trước đó, hai bên đã có những buổi tiếp xúc đàm phán lại về hiệp ước Le Touquet. Đã có dự đoán cho rằng, nếu không đạt được thỏa thuận, Pháp có thể sẽ xóa bỏ hiệp ước và hai quốc gia sẽ phục hồi đường biên giới trên eo biển Manche. Đây là một kịch bản mà theo giới quan sát sẽ không có lợi cho bất kỳ bên nào. Pháp phàn nàn về việc nước này phải chịu chi phí quá lớn cho vấn đề người tị nạn. Hiện nay một số nghị sỹ ủng hộ tiến trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) của Anh cho rằng việc trả thêm chi phí là “vô lý”. Bên cạnh đó là những ý kiến yêu cầu hoặc hủy bỏ hiệp ước Le Touquet hoặc phải sửa đổi vì cho rằng có quá nhiều người xin tị nạn vào Anh đang ở trong các trại tại Calais, gây mất ổn định trật tự cho vùng này của Pháp. Về phía bà Theresa May, việc nhà lãnh đạo nước Anh đồng ý tăng thêm chi phí theo đề xuất của phía Pháp là điều từng được dự đoán trước, bởi Anh đang cần sự ủng hộ của Pháp trong quá trình đàm phán Brexit với các đối tác thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Người tị nạn bất hợp pháp ở Calais tìm đường đến Anh bằng xe tải
Trước khi đến Anh, Tổng thống Pháp đã có chuyến thị sát đến cảng Calais. Phát biểu trước các lực lượng an ninh ở Calais, ông Macron cho biết sẽ tăng cường các nguồn lực để đảm bảo duy trì an ninh, trong khi thực thi một chính sách di cư công bằng. Ông Macron cũng tuyên bố những người di cư sẽ không thể trở lại khu lán trại tị nạn gần cảng Calais, có thời điểm là nơi sinh sống của 8.000 người nhập cư trước khi bị nhà chức trách Pháp “xóa sổ” hồi tháng 10-2016. Trong năm 2017, Pháp đã tiếp nhận lượng đơn xin tị nạn kỷ lục lên tới con số 100.000.
Cần cơ chế tị nạn chung Dòng người nhập cư bất hợp pháp đổ về các nước có nền kinh tế hàng đầu châu Âu đã trở thành nỗi ám ảnh của các quốc gia như Đức, Anh và Pháp khi chiến sự căng thẳng nổ ra ở nhiều khu vực trên thế giới. Cũng trong cuộc thị sát ở Calais, Tổng thống Pháp đã nhắc lại, trong quá trình đương đầu áp lực lớn từ dòng người di cư, các nước châu Âu cần làm việc về cơ chế tị nạn chung, cùng khắc phục những khác biệt về nguyên tắc tị nạn. Trong khi đó, Bộ Nội vụ Đức cho biết số người tị nạn mới tại nước này trong năm 2017 đã giảm mạnh xuống còn 186.000 người. Đây được cho là tin vui đối với Thủ tướng Đức Angela Merkel bởi số người xin tị nạn mới tại nước này trong năm 2017 thấp hơn so với mức tiếp nhận 200.000 người nhập cư mỗi năm theo thỏa thuận mà bà Merkel đạt được với các đồng minh trong đảng liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) trong năm 2016. Hiện người di cư vẫn là một trong những vấn đề nhạy cảm gây trở ngại trong các cuộc đàm phán thành lập chính phủ liên minh mới tại Đức giữa đảng CDU/CSU của Thủ tướng Merkel và đảng Dân chủ Xã hội (SPD). Trong năm 2015, quyết định mở cửa biên giới tiếp nhận dòng người tị nạn từ các nước có chiến tranh đã khiến uy tín của Thủ tướng Merkel giảm và gây ra những rạn nứt trong đảng của bà.