ĐBQH Đặng Thuần Phong (Bến Tre), Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhìn nhận, giám sát tài sản của quan chức là việc không dễ dàng, do các khối tài sản lớn nhiều khi không đứng tên chủ sở hữu đích thực, mà đứng tên người thân của họ.
ĐB Đặng Thuần Phong nói: “Không dại gì quan chức đứng ra đứng tên cho mình. Để vừa tránh dư luận, vừa an toàn cho mình, bao giờ họ cũng để cho người thân, người này người nọ đứng tên. Tuy nhiên việc xác minh cũng không quá khó, bởi lẽ tính ra việc làm ăn của những người đó có tạo ra được tài sản lớn như vậy hay không? Ở đây vai trò kiểm tra, thanh tra của Đảng, Nhà nước… có ý nghĩa quyết định. Tôi nghĩ, tới đây, ngoài kê khai tài sản của bản thân, cũng cần phải kê khai tài sản của người thân trong gia đình để có cái nhìn khách quan, đánh giá được cán bộ có trung thực hay không. Chứ như hiện nay thì công cuộc phòng chống tham nhũng của mình không đáp ứng được yêu cầu như mong muốn”.
Được hỏi về việc Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái ra quyết định thanh tra tài sản của em trai liệu có đảm bảo khách quan hay không, ĐB Đặng Thuần Phong đề nghị: “Nên để thanh tra ở Trung ương vào cuộc, nếu cán bộ trong sạch thực sự thì cũng “giải oan” được cho người ta. Kê khai tài sản mới chỉ là cơ sở để xác minh, đánh giá; không phải chỉ bởi các cơ quan chức năng, mà còn từ quần chúng, từ các tổ chức xã hội”.
Được hỏi về việc Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái ra quyết định thanh tra tài sản của em trai liệu có đảm bảo khách quan hay không, ĐB Đặng Thuần Phong đề nghị: “Nên để thanh tra ở Trung ương vào cuộc, nếu cán bộ trong sạch thực sự thì cũng “giải oan” được cho người ta. Kê khai tài sản mới chỉ là cơ sở để xác minh, đánh giá; không phải chỉ bởi các cơ quan chức năng, mà còn từ quần chúng, từ các tổ chức xã hội”.
ĐB Đặng Thuần Phong cũng cho rằng, vừa qua việc nhiều vụ “biệt phủ” được nói đi mà không có nói lại, chưa phân tích đầy đủ các nguyên nhân, chưa công bố kết luận chính thức đã khiến dư luận bức xúc.
Cũng về vấn đề này, ĐBQH Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nên chỉ đạo làm rõ về tài sản của em trai mình, vì nếu không làm minh bạch thì “người ta có quyền gắn kết mối quan hệ ấy với nhiều câu hỏi khác”. Về hiện tượng “không đợi đến lúc về hưu mới công khai dinh thự lớn”, ĐB Dương Trung Quốc nhận định: “Điều đó đang cho thấy, chúng ta không làm mọi việc đến nơi đến chốn, không xử lý được, nên người ta có ý coi thường. Quyền tài sản là quyền Hiến định, thiêng liêng, nhưng tài sản đó phải là tài sản minh bạch. Người dân đang có những câu hỏi chưa được giải đáp, nhất là trong tình trạng chúng ta thừa nhận tham nhũng đang còn nặng nề”.
ĐB Dương Trung Quốc cũng nêu quan điểm, chúng ta đừng vội phê phán hiện tượng một người làm quan có nhiều người thân làm cán bộ. Vấn đề là những người thân đó có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất hay không. Bên cạnh yếu tố dân chủ, minh bạch công khai, thì cần có cơ chế hữu hiệu để tuyển chọn được người tốt vào bộ máy.
Cũng về vấn đề này, ĐBQH Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nên chỉ đạo làm rõ về tài sản của em trai mình, vì nếu không làm minh bạch thì “người ta có quyền gắn kết mối quan hệ ấy với nhiều câu hỏi khác”. Về hiện tượng “không đợi đến lúc về hưu mới công khai dinh thự lớn”, ĐB Dương Trung Quốc nhận định: “Điều đó đang cho thấy, chúng ta không làm mọi việc đến nơi đến chốn, không xử lý được, nên người ta có ý coi thường. Quyền tài sản là quyền Hiến định, thiêng liêng, nhưng tài sản đó phải là tài sản minh bạch. Người dân đang có những câu hỏi chưa được giải đáp, nhất là trong tình trạng chúng ta thừa nhận tham nhũng đang còn nặng nề”.
ĐB Dương Trung Quốc cũng nêu quan điểm, chúng ta đừng vội phê phán hiện tượng một người làm quan có nhiều người thân làm cán bộ. Vấn đề là những người thân đó có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất hay không. Bên cạnh yếu tố dân chủ, minh bạch công khai, thì cần có cơ chế hữu hiệu để tuyển chọn được người tốt vào bộ máy.