Nhưng theo ông Nguyễn Văn Pha, chỉ bỏ sổ hộ khẩu mà vẫn giữ nguyên phương thức quản lý như hiện nay là chưa đủ. Ông Nguyễn Văn Pha nói:
Những hạn chế trong việc duy trì sổ hộ khẩu đã được phân tích nhiều khi Quốc hội làm Luật Cư trú. Tôi đã nghiên cứu và thấy, trên thế giới, số nước còn quản lý bằng sổ hộ khẩu chỉ còn 3 - 4 nước thôi; đa số các nước giờ đều dùng mã số định danh cá nhân cả, nghĩa là từ khi sinh ra đến lúc qua đời mỗi người chỉ gắn với một dãy số đó thôi. Vậy nên nỗ lực để bỏ sổ hộ khẩu và chuyển sang quản lý bằng mã số định danh cá nhân như này là rất tốt, đáng ghi nhận.
° Nhưng nhiều người vẫn chưa hình dung được rõ cách thức quản lý bằng mã số định danh cá nhân khi nó được dùng để thay thế cho sổ hộ khẩu, thưa ông?
° Quản lý về thường trú, tạm trú qua mã số định danh cá nhân cần thực hiện xoay quanh cái trục đã cải tiến là mã số định danh. Người dân khi di chuyển từ nơi này đến nơi khác thì chỉ cần thủ tục khai báo thật đơn giản để cơ quan quản lý nắm được. Nó phải là cách thức thực sự thông thoáng để không gây phiền hà cho người dân. Quan trọng hơn, khi bỏ sổ hộ khẩu rồi thì các cơ quan tổ chức, các yêu cầu phải làm hồ sơ giấy tờ cũng lập tức phải chuyển đổi theo hướng đó để không buộc người dân phải trình bày quá nhiều vấn đề về nhân thân như vẫn phải làm trước nay với những việc liên quan đến hộ khẩu.
° Nhưng mấy chục năm qua hộ khẩu còn liên quan đến nhiều việc: trường học cho con cái, cơ sở khám chữa bệnh, mua nhà, đăng ký xe… Vậy bỏ hộ khẩu nhưng vẫn duy trì hình thức quản lý cư trú như cũ thì những vướng mắc đó có tháo gỡ được?
° Vấn đề thường trú, tạm trú, tạm vắng vẫn phải quản lý, nhưng những việc khác như xin việc, xin học, đăng ký xe… thì rõ ràng phải thay đổi. Đã không còn sổ hộ khẩu rồi thì không được phép đòi hỏi người ta phải lo hộ khẩu nữa. Khi đó, không thể có chuyện có hộ khẩu thì được học trường này, không có hộ khẩu thì phải học trường kia, không có chuyện hộ khẩu thường trú hay chỉ là KT3, KT4… gì gì nữa.
Tóm lại là một khi đã bỏ sổ hộ khẩu thì đương nhiên các cơ quan không có quyền gì mà đòi hỏi người dân phải trình sổ hộ khẩu. Nhưng để thay đổi được việc đó phải là sự cố gắng rất lớn của các cơ quan, cả về nhận thức cũng như mẫu hồ sơ… Những thông tin về hộ khẩu sẽ chuyển thành mục mã số định danh. Mã số đó, dù có xác định là cấp ở nơi nào, địa phương nào thì cũng khác hẳn với việc quản lý bằng hộ khẩu.
° Xin cảm ơn ông!
Những hạn chế trong việc duy trì sổ hộ khẩu đã được phân tích nhiều khi Quốc hội làm Luật Cư trú. Tôi đã nghiên cứu và thấy, trên thế giới, số nước còn quản lý bằng sổ hộ khẩu chỉ còn 3 - 4 nước thôi; đa số các nước giờ đều dùng mã số định danh cá nhân cả, nghĩa là từ khi sinh ra đến lúc qua đời mỗi người chỉ gắn với một dãy số đó thôi. Vậy nên nỗ lực để bỏ sổ hộ khẩu và chuyển sang quản lý bằng mã số định danh cá nhân như này là rất tốt, đáng ghi nhận.
° Nhưng nhiều người vẫn chưa hình dung được rõ cách thức quản lý bằng mã số định danh cá nhân khi nó được dùng để thay thế cho sổ hộ khẩu, thưa ông?
° Quản lý về thường trú, tạm trú qua mã số định danh cá nhân cần thực hiện xoay quanh cái trục đã cải tiến là mã số định danh. Người dân khi di chuyển từ nơi này đến nơi khác thì chỉ cần thủ tục khai báo thật đơn giản để cơ quan quản lý nắm được. Nó phải là cách thức thực sự thông thoáng để không gây phiền hà cho người dân. Quan trọng hơn, khi bỏ sổ hộ khẩu rồi thì các cơ quan tổ chức, các yêu cầu phải làm hồ sơ giấy tờ cũng lập tức phải chuyển đổi theo hướng đó để không buộc người dân phải trình bày quá nhiều vấn đề về nhân thân như vẫn phải làm trước nay với những việc liên quan đến hộ khẩu.
° Nhưng mấy chục năm qua hộ khẩu còn liên quan đến nhiều việc: trường học cho con cái, cơ sở khám chữa bệnh, mua nhà, đăng ký xe… Vậy bỏ hộ khẩu nhưng vẫn duy trì hình thức quản lý cư trú như cũ thì những vướng mắc đó có tháo gỡ được?
° Vấn đề thường trú, tạm trú, tạm vắng vẫn phải quản lý, nhưng những việc khác như xin việc, xin học, đăng ký xe… thì rõ ràng phải thay đổi. Đã không còn sổ hộ khẩu rồi thì không được phép đòi hỏi người ta phải lo hộ khẩu nữa. Khi đó, không thể có chuyện có hộ khẩu thì được học trường này, không có hộ khẩu thì phải học trường kia, không có chuyện hộ khẩu thường trú hay chỉ là KT3, KT4… gì gì nữa.
Tóm lại là một khi đã bỏ sổ hộ khẩu thì đương nhiên các cơ quan không có quyền gì mà đòi hỏi người dân phải trình sổ hộ khẩu. Nhưng để thay đổi được việc đó phải là sự cố gắng rất lớn của các cơ quan, cả về nhận thức cũng như mẫu hồ sơ… Những thông tin về hộ khẩu sẽ chuyển thành mục mã số định danh. Mã số đó, dù có xác định là cấp ở nơi nào, địa phương nào thì cũng khác hẳn với việc quản lý bằng hộ khẩu.
° Xin cảm ơn ông!