ĐB cũng rất quan tâm đến tình trạng bán sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động, tiềm ẩn những hệ luỵ về an sinh xã hội sau này.
Tuy đã có nhiều văn bản pháp luật chế tài các hành vi này, song Bộ trưởng Dung thừa nhận vẫn “chưa đủ sức răn đe”.
Người đứng đầu ngành LĐTB-XH khẳng định thời gian tới, Bộ LĐTB-XH sẽ cùng phối hợp chặt chẽ với ngành công an để thực hiện “3 nhất”, gồm phát hiện sớm nhất, xử lý nghiêm minh nhất, chăm sóc các em bị tổn thương tốt nhất.
Về tình trạng bán sổ BHXH, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói, khái niệm “bán sổ BHXH” như ĐB Nguyễn Thị Lệ đề cập thực chất là người lao động đang tham gia BHXH sau đó rút để hưởng chính sách một lần, do ngại đi làm thủ tục hay lý do khác nên nhượng lại sổ BHXH đó cho người khác để đi lĩnh hưởng.
Năm 2021, đến thời điểm này có khoảng 870.000 người rút BHXH một lần, nếu so với 2020, con số này tăng rất nhiều và đó thực sự là vấn đề đáng quan tâm, vì đặt ra những rủi ro về an sinh xã hội khi người lao động về già.
Phải giải quyết một cách căn cơ, Bộ trưởng Dung nhận định. “Để giải quyết từ gốc phải nâng cao đời sống người lao động. Khi có đời sống tốt rồi thì chắc chắn không bao giờ họ “bán sổ BHXH”, vì như vậy rất thiệt thòi”, ông nói. Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền để người lao động hiểu về sự cần thiết và ý nghĩa của BHXH, để họ có khoản lương hưu khi về già.
Đồng thời, rất cần sửa đổi Luật BHXH. Bộ Lao động đã hoàn thiện hồ sơ và phấn đấu năm 2022 trình Quốc hội xem xét sửa luật theo hướng bên cạnh cho hưởng chính sách một lần sẽ tăng cường lợi ích khác cho người lao động.