Thành phố này rất đông đúc và có một trong những hệ thống tàu điện ngầm hàng đầu trên thế giới. Nhưng điều nổi bật nhất trong chuyển đổi là sự gia tăng đi xe đạp và đi bộ trong giai đoạn này (tăng từ 55,4% năm 2010 lên 68% vào năm 2020).
Nhiều chương trình do 3 cấp chính quyền đưa ra đã ưu tiên giảm lượng xe cộ, bãi đỗ ô tô để nhường chỗ cho làn đường dành cho xe đạp; đánh thuế và hạn chế nhiều phương tiện gây ô nhiễm hơn. Quảng cáo ô tô phải bao gồm các thông điệp thúc đẩy các phương thức vận chuyển thân thiện với môi trường hơn và cung cấp các ưu đãi cho việc sửa chữa và hiệu chỉnh xe đạp. Khu vực trung tâm của Paris được xây dựng trên đảo Ile de France, điều này hạn chế diện tích đất xây dựng chỉ khoảng 60km2 với dân số khoảng 10-11 triệu người. Từ năm 2007, Paris đã ra mắt Vélib, một trong những chương trình chia sẻ xe đạp công cộng lớn nhất thế giới.
Năm 2008, Pháp bắt đầu đánh thuế việc mua xe cũ có lượng phát thải cao, dựa trên lượng khí thải CO2 , công suất động cơ và đăng ký lần đầu của xe. Năm 2014, bà Anne Hidalgo được bầu làm thị trưởng Paris, với cam kết giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí khét tiếng của thành phố. Paris hiện tự hào có hơn 1.300km làn đường dành cho xe đạp, 500km trong số đó đã được triển khai từ năm 2014 đến năm 2020. 30km làn đường mới đã được bổ sung cả trong và ngoài trung tâm thành phố để phục vụ Thế vận hội mùa Hè 2024.
Người phát ngôn của Phó thị trưởng Emmanuel Grégoire cho biết, lái ô tô ở Paris đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn. Ngược lại, đi xe đạp thì nhanh chóng và an toàn, vì làn đường tăng lên có nghĩa là mọi người không bị lạc trong “đại dương ô tô”. Theo một nghiên cứu gần đây của cơ quan quy hoạch đô thị, hiện nay có nhiều người dân Paris đạp xe hơn là lái xe qua trung tâm. Trong chiến dịch tái tranh cử năm 2020, thị trưởng A.Hidalgo đã công bố kế hoạch về một “thành phố 15 phút”, nơi mọi người có thể đáp ứng hầu hết, nếu không phải tất cả, nhu cầu của mình chỉ trong một quãng đi bộ ngắn hoặc đạp xe từ nhà. Thành phố loại bỏ 72% bãi đậu ô tô trên đường và làm cho tất cả đường phố trở nên thân thiện với xe đạp.
Không gian được tạo ra bằng cách loại bỏ bãi đậu xe trên đường sẽ được chuyển thành làn đường dành cho xe đạp, không gian xanh, lô trồng rau và sân chơi. Tất cả được xây dựng dựa trên Kế hoạch Velo, hứa hẹn rằng con phố sẽ có đường dành cho xe đạp, mọi cây cầu sẽ có đường dành cho xe đạp và mọi người dân sẽ có thể đi bộ hoặc đạp xe để lấy bất cứ thứ gì họ cần. Cách tiếp cận Thế vận hội của Paris cũng nhấn mạnh sự bền vững. Lần đầu tiên, giải đấu được tổ chức chủ yếu ở nội thành và 26 khu vực.
Người phát ngôn cho biết: “Đó là một cách để tạo ra các sân chơi dành cho mọi người và để chứng tỏ rằng trong thời kỳ biến đổi khí hậu, chúng ta có thể tiếp tục tổ chức các chương trình trong thành phố theo một cách khác, vì bạn có thể đến địa điểm thi đấu bằng cách đi bộ, bằng phương tiện công cộng và xe đạp”.