Không chỉ vậy, OPPO ra mắt Trung tâm Chiến lược APAC tại Kuala Lumpur, Malaysia với chủ đề “Cùng nhau kết nối ngày mai” và cũng tiết lộ chiến lược kinh doanh mới về 5G cho các đối tác trong ngành ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) tiếp tục khẳng định vị trí của OPPO không chỉ ở APAC mà còn ở Việt Nam.
Với việc OPPO ra mắt Trung tâm Chiến lược APAC tại Kuala Lumpur, Malaysia, trong khi Việt Nam nằm trong trọng tâm phát triển chiến lược châu Á - Thái Bình Dương, OPPO Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để phát triển lớn mạnh.
Đại diện OPPO Việt Nam, bà Ngọc Anh, Marketing Manager, đã chia sẻ: "Với việc thành lập Trung tâm chiến lược của OPPO tại APAC, OPPO đã và đang khẳng định tiêu chí phát triển hướng đến khách hàng, cụ thể hơn là người dùng khu vực APAC nói chung và Việt Nam nói riêng".
Từ năm 2019, cùng sự ra mắt của dòng sản phẩm sáng tạo mới Reno, OPPO bắt đầu tiến lên phân khúc cao cấp và từng bước chứng tỏ vị thế mà thương hiệu và sản phẩm cao cấp của OPPO mang lại. Hiện tại, Reno2 và Reno2 F là bộ đôi sản phẩm mà OPPO Việt Nam đã gặt hái được những thành công nhất định, trong đó đặc biệt smartphone Reno2 F đã góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng trong phân khúc từ 7 - 10 triệu đồng với 45% market share của phân khúc này trong tháng bán ra.
Ngoài ra, OPPO cũng đang đẩy mạnh kế hoạch mở rộng thêm hệ thống cửa hàng chính hãng OPPO Shop phiên bản 3.0 của mình để tăng cường trải nghiệm cao cấp cho khách hàng, bên cạnh các dịch vụ tiện ích sau mua hàng như bảo hành 1 giờ. OPPO mong muốn mang đến những trải nghiệm cao cấp nhất, giúp khách hàng nhận được sự hỗ trợ tận tình và hiệu quả khi lựa chọn sản phẩm chính hãng. |
Trở lại với 5G. Năm 2019 thế giới đã diễn ra làn sóng đầu tiên của các thiết bị thương mại tích hợp 5G. Vào tháng 10-2019, 50 nhà mạng đã triển khai dịch vụ 5G thương mại đạt chuẩn 3GPP ở 27 thị trường, ngoài ra 328 nhà mạng ở 109 thị trường cũng đã đầu tư vào 5G. Quá trình triển khai 5G được diễn ra trên diện rộng, dự báo làn sóng phát triển 5G và ứng dụng 5G sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian gần. Đến giữa tháng 11-2019, trên thế giới đã có 72 nhà cung cấp với 183 dạng thiết bị ứng dụng mạng 5G, như smartphone, các thiết bị điện tử tiêu dùng trong và ngoài trời, robot, drone... và trong số đó hơn 40 thiết bị đã được thương mại hóa.
Đáng chú ý, phía IHS Markit cũng tin rằng trong làn sóng 5G, sự phát triển của những thiết bị mới sẽ không làm giảm tầm quan trọng của smartphone trong cuộc sống thường nhật của người dùng. Smartphone không chỉ đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực IoT tiêu dùng, mà còn hoạt động như là một cánh cổng cho các thiết bị đeo được như đồng hồ thông minh và theo dõi sức khỏe, điều khiển, và màn hình hiển thị dữ liệu và video từ các thiết bị khác… Nên khi cánh cổng 5G đã mở và sẽ dẫn theo cả sự chuyển đổi ở rất nhiều lĩnh vực. |
Trong khi đó, theo Công ty Nghiên cứu thị trường GfK, khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) chiếm đến 50% doanh số smartphone trong năm 2019 và sẽ tiếp tục giữ đà tăng trưởng này nhờ các lợi thế về khu vực và con người. Kỷ nguyên 5G sắp tới dự kiến sẽ tạo ra 170 triệu đơn hàng ở thị trường smarpthone toàn cầu. Với việc thương mại hóa 5G ở nhiều thị trường trong khu vực APAC vào năm 2020, sẽ có nhiều cơ hội để phát triển chưa từng có trong khu vực.