Nhóm nghiên cứu đã sử dụng đặc tính khúc xạ của ánh sáng khi đi qua sợi quang học tương tự như khi đi qua thấu kính để phát triển ống nội soi sử dụng sợi quang học. Việc thay thế thấu kính thông thường có thể giảm được kích thước của ống nội soi xuống mức 1,25mm, đồng thời hình ảnh nội soi cũng đảm bảo chất lượng cao. Ống nội soi mới có thể luồn qua một lỗ rất nhỏ, giúp bệnh nhân giảm được gánh nặng phẫu thuật. Ngoài ra, nguyên liệu chế tạo ống nội soi là nhựa, do đó giá thành sản phẩm có thể giảm xuống, mức độ an toàn cũng tăng lên khi phát triển thành sản phẩm sử dụng một lần. Nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu thương mại hóa sản phẩm kể từ năm 2024.
Giáo sư Masaya Nakamura, thành viên nhóm nghiên cứu, cho hay ống nội soi mới có thể thu được hình ảnh của các bộ phận mà trước đây không thể thực hiện như mạch máu, thần kinh. Nhóm sẽ tiếp tục phát triển để ứng dụng sản phẩm sang nhiều lĩnh vực khác.