OnePlus, tên tuổi không hề xa lạ với ngành di động thế giới. Các sản phẩm của hãng này được đánh giá cao nhờ giá trị thực mang lại: như cấu hình tốt, thiết kế hợp xu hướng, trải nghiệm mượt mà…
Trước khi Thế Giới Di Động phân phối chính thức, các sản phẩm OnePlus có mặt tại thị trường Việt Nam chủ yếu qua con đường xách tay. Từ đây cũng hình thành nên cộng đồng OnePlus không hề nhỏ tại Việt Nam. Từ cộng đồng này cũng hình thành nên “tiêu chí” xài OnePlus: “Hàng ngon, giá mềm”.
Trở lại với OnePlus phân phối chính hãng. Cuối tháng 8-2020, OnePlus đã chính thức công bố sự có mặt của mình tại thị trường Việt Nam với buổi ra mắt 2 sản phẩm OnePlus 8 Pro 5G và OnePlus Nord 5G qua Thế Giới Di Động. Điều này như ngầm hiểu Thế Giới Di Động là nhà phân phối chính thức cho thương hiệu OnePlus. OnePlus 8 Pro 5G giá 23.990.000 đồng và OnePlus Nord 5G giá 13.990.000 đồng. |
Hai sản phẩm trên được cho là bán hết 800 máy trong vòng 30 phút đầu mở bán. Để có kết quả bán hàng khá ấn tượng này trong khoảng thời gian ngắn, Thế Giới Di Động tặng các phần quà có giá trị tương đương 5 triệu đồng cho 500 suất mua OnePlus 8 Pro 5G và 2 triệu đồng cho 1.000 suất OnePlus Nord 5G đầu tiên.
Ưu đãi tốt cùng cam kết từ Thế Giới Di Động đã tạo nên những tín hiệu lạc quan đầu tiên khi OnePlus vào thị trường Việt Nam theo con đường chính hãng. |
“Thừa thắng xông lên”, vào giữa tháng 10-2020, Thế Giới Di Động tiếp tục giới thiệu, công bố OnePlus 8T 5G, được mệnh danh là chiếc di động sạc siêu nhanh, lướt siêu mượt… với giá 18.990.000 đồng. Cũng với chính sách ưu đãi: 250 khách hàng đầu tiên đặt trước sản phẩm từ ngày 14 đến ngày 23-10-2020 sẽ được sở hữu bộ quà tặng và ưu đãi trị giá 3.000.000 đồng bao gồm: Tai nghe OnePlus Buds; ốp lưng cao cấp OnePlus 8T 5G; tặng ngay 1.000.000 đồng; trả góp 0%... |
Nhưng lần này, OnePlus 8T 5G gặp phải sự “phản ứng” từ thị trường hàng xách tay. Một số nơi bán hàng xách tay cũng công bố bán OnePlus 8T 5G với những quà tặng tưng tự nhưng giá thấp hơn từ 2 đến 4 triệu đồng nên đây cũng là lúc nhìn lại mong muốn chinh phục thị trường, hướng người dùng đến sản phẩm chính hãng của Thế Giới Di Động.
OnePlus 8T 5G cũng là hàng từ hãng OnePlus, nhưng được đi về bằng đường “tiểu ngạch” qua các của hàng buôn bán nhỏ lẻ nên tối ưu được chi phí, thậm chí thuế nhập khẩu… nên có giá thấp hơn “chính danh” là dễ hiểu. Với hàng xách tay, mua hàng xách tay còn tiềm ẩn rất rủi ro, như hàng dựng, hàng kém chất lượng, nếu máy gặp vấn đề thì việc bảo hành đổi trả không hề đơn giản.
Ngoài ra, mua một chiếc OnePlus 8T xách tay nếu người dùng muốn sử dụng Tiếng Việt thì buộc phải chạy phần mềm và cài đặt các ứng dụng khác. OnePlus 8T 5G có hỗ trợ kết nối 5G tốc, tùy vào thị trường bán ra mà nhà sản xuất sẽ tinh chỉnh cho phù hợp với hạ tầng mạng của thị trường nước đó, vậy hàng xách tay có khả năng “chập chờn” khi kết nối 5G trong nay mai hay không là điều có thể cảnh báo…
Trong khi đó với các sản phẩm OnePlus nói chung và OnePlus 8T 5G của Thế Giới Di Động phân phối là hàng chính hãng. Người mua hàng chình hãng không cần thiết phải suy nghĩ những trường hợp “xấu” có thể xảy ra như với hàng xách tay đã nói trên. Tức giá trị ổn định, sự yên tâm đã trở thành một phần trong niềm tin OnePlus chính hãnh để chinh phục thị trường. Nhưng thực tế thị trường hàng xách tay giá rẻ hơn đã kéo OnePlus 8T 5G vào tình thế khó bán nên niềm tin hàng chính hãng của Thế Giới Di Động đặt ra và mong muốn người dùng đón nhận nó là một phép thử lớn hiện nay với sản phẩm OnePlus 8T 5G. |
Đến đây thì OnePlus 8T 5G đặt ra cho Thế Giới Di Động hành động rõ ràng, liệu Thế Giới Di Động có “hy sinh” bớt lợi nhuận hay nói cách khác tối ưu hoá chi phí để OnePlus 8T 5G có giá không quá xa với hàng xách tay hay không? Nếu Thế Giới Di Động chấp nhận cách này cùng với những giá trị đang có và mong muốn chinh phục thị trường… thì việc hướng người dùng đến sản phẩm OnePlus chính hãng không phải là khó. Hiện chưa thấy Thế Giới Di Động có động thái mới về giá OnePlus 8T 5G, nên đành chờ xem!