Ôm rơm nặng bụng

Việc Bộ GD-ĐT làm thay việc tuyển sinh của các trường không những không mang lại thuận lợi mà chỉ tự gây vất vả, chuốc thêm phiền phức cho bộ trong mùa tuyển sinh năm nay.

Ngày 20-8 là thời điểm kết thúc đăng ký xét tuyển và điều chỉnh nguyện vọng, nhưng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước có 616.000/941.759 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học xác nhận đăng ký với hơn 3 triệu nguyện vọng trên hệ thống của bộ. Có đến hơn 325.700 thí sinh không đăng ký xét tuyển. Bộ GD-ĐT khẳng định đây là điều bình thường!

Thế nhưng, sau khi báo chí phản ánh có nhiều bất thường (bài “Bất thường trong tuyển sinh”, Báo SGGP đăng ngày 22-8) và lý do khiến hơn 325.700 thí sinh không nhập nguyện vọng, thì bộ mở hệ thống để thí sinh đăng ký trong ngày 23-8. Chỉ trong một ngày, có thêm 4.000 thí sinh đăng ký với 75.000 nguyện vọng. Như vậy, còn hơn 321.000 thí sinh không đăng ký.

Vì sao có hiện tượng bất thường như vậy? Đó là do Bộ GD-ĐT liên tục thay đổi về kỹ thuật xét tuyển trong năm 2022 và làm thay việc tuyển sinh cho các trường. Việc làm này dẫn đến rối loạn và mang tính cưỡng ép, buộc các trường phải làm theo.

Trong đó, quy chế tuyển sinh và hướng dẫn thực hiện quy chế được ban hành quá muộn, sau khi hầu hết các trường đã triển khai nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) và xét tuyển theo các phương thức khác từ đầu năm 2022. Đến ngày 22-8, Bộ GD-ĐT vẫn nhấn mạnh “năm 2022 việc ĐKXT sẽ thực hiện sau khi thi tốt nghiệp THPT”.

Thế nhưng, thực tế thí sinh phải thực hiện 3 lần ĐKXT bắt buộc: lần 1 là khi thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT (tháng 4 đến giữa tháng 5); lần 2, thí sinh phải ĐKXT tại các trường đại học (các phương thức xét tuyển khác); lần 3, tất cả thí sinh đã ĐKXT tại trường bằng bất kỳ phương thức nào cũng phải ĐKXT lại trên hệ thống xét tuyển chung (từ 22-7 đến ngày 20-8). 

Quy định trên khiến hàng ngàn thí sinh tự do (đã tốt nghiệp những năm trước) không có tài khoản để đăng nhập lên hệ thống để đăng ký nguyện vọng… Bộ GD-ĐT lại phải thay đổi quy định để tiếp tục mở hệ thống cho thí sinh tự do đăng ký. Tiếp đến là phần mềm thanh toán lệ phí xét tuyển bị sự cố về kết nối, nên bộ tiếp tục chỉnh sửa.

Theo thông tin từ nhiều chuyên gia tuyển sinh ở các trường, hiện nay phần mềm xử lý nguyện vọng ĐKXT vẫn còn đang trong giai đoạn chạy thử, chờ góp ý hoàn thiện, chưa biết khi vận hành với dữ liệu lớn, nhiều điều kiện phức tạp có bảo đảm được mục tiêu lọc ảo chung cho tất cả phương thức được đặt ra lúc ban đầu hay không.

Luật Giáo dục đại học năm 2018 đã quy định, các trường đại học được tự chủ trong tuyển sinh, thế nhưng không hiểu sao Bộ GD-ĐT lại đi làm thay việc này cho các trường và bắt các trường phải theo việc làm “hỗ trợ” này.

Việc Bộ GD-ĐT làm thay việc tuyển sinh của các trường không những không mang lại thuận lợi mà chỉ tự gây vất vả, chuốc thêm phiền phức cho bộ trong mùa tuyển sinh năm nay.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Lê Công Khanh
Ôm rơm nặng bụng. Hồi nào tới giờ tôi chưa nghe ai nói " ôm rơm nặng bụng " không biết do mình dốt hay ông " chòi " báo dốt. Các cụ ngày xưa thường nói là ôm rơm rễ bị ngứa bụng
Lê Thế
Vậy Bộ có làm đúng luật không? Nếu không đúng thì sao? Hay luật không có công dụng với bộ

Tin cùng chuyên mục

Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo SGGP Nguyễn Khắc Văn trao đổi nội dung giao lưu cùng các khách mời. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Chọn ngành đam mê, phù hợp sở trường

Từ nay đến ngày làm thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, học sinh (học sinh lớp 12 và thí sinh tự do đã tốt nghiệp những năm trước) không nên quá lo lắng. Với đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh để hiểu rõ quy định xét tuyển của từng trường, từng ngành và quan trọng nhất vẫn là nên xác định ngành, nghề mình có đam mê và yêu thích...

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực đợt 1 - năm 2025 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại điểm thi Trường ĐH Công thương TPHCM. Ảnh: THANH HÙNG

Hơn 128.000 thí sinh thi đánh giá năng lực, ngày 16-4 công bố điểm

Sáng 30-3, hơn 128.000 thí sinh bước vào kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại 24 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là đợt thi có thí sinh dự thi đông nhất sau 8 năm tổ chức. Ngoài các trường thành viên của ĐHQG TPHCM, năm nay có gần 100 trường ĐH, CĐ trên cả nước sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.

Cơ hội việc làm cho gần 6.900 sinh viên HUTECH

Cơ hội việc làm cho gần 6.900 sinh viên HUTECH

Ngày 20-3, Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) tổ chức ngày hội Triển lãm công nghệ và tuyển dụng của các doanh nghiệp cựu sinh viên HUTECH năm 2025 (Hutech Alumni Job Fair 2025).

TPHCM: Linh hoạt phương án tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026

TPHCM: Linh hoạt phương án tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026

Ngày 11-3, Sở GD-ĐT TPHCM lấy ý kiến về dự thảo kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2025-2026. Trong đó, đối với tuyển sinh lớp 1 và lớp 6, phòng GD-ĐT tham mưu UBND TP Thủ Đức và 21 quận, huyện xây dựng phương án tuyển sinh đầu cấp dựa trên ba yếu tố: phân bố trường lớp tại địa phương, số lượng trẻ em trong độ tuổi tuyển sinh, thông tin nơi ở hiện tại của học sinh từ cơ sở dữ liệu ngành.

Đổi mới hoạt động hướng nghiệp phù hợp

Đổi mới hoạt động hướng nghiệp phù hợp

Sở GD-ĐT TPHCM vừa có văn bản chấn chỉnh việc tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, phân luồng và tư vấn tuyển sinh. Theo đó, cơ quan quản lý nghiêm cấm các hoạt động quảng cáo, tư vấn du học lồng ghép trong các buổi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

Tuyển sinh đại học năm 2025: Điều chỉnh nhiều tổ hợp môn xét tuyển

Tuyển sinh đại học năm 2025: Điều chỉnh nhiều tổ hợp môn xét tuyển

Năm 2025, với những dự kiến thay đổi của dự thảo quy chế tuyển sinh đại học (ĐH), các trường sẽ đồng loạt điều chỉnh lại tổ hợp môn xét tuyển. Theo đại diện của nhiều trường ĐH, việc điều chỉnh này là phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 để tạo thuận lợi cho thí sinh.