OAS họp khẩn về sự cố ngoại giao Mexico - Ecuador

Trong một tuyên bố trên mạng xã hội X, Tổng thư ký Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) Luis Almargo đã đề nghị Hội đồng Thường trực OAS họp khẩn, để tìm phương hướng giải quyết căng thẳng ngoại giao giữa hai quốc gia thành viên là Mexico và Ecuador - một trong những sự cố ngoại giao tồi tệ nhất trong 76 năm lịch sử của tổ chức có trụ sở tại Washington, Mỹ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Bắc
Lực lượng an ninh Ecuador đã xông vào Đại sứ quán Mexico tại Thủ đô Quito để bắt cựu Phó Tổng thống Jorge Glas. Ảnh: NBC News
Lực lượng an ninh Ecuador đã xông vào Đại sứ quán Mexico tại Thủ đô Quito để bắt cựu Phó Tổng thống Jorge Glas. Ảnh: NBC News

Rạng sáng 6-4, lực lượng an ninh Ecuador đã xông vào Đại sứ quán Mexico tại Thủ đô Quito để bắt cựu Phó Tổng thống Jorge Glas - người tị nạn trong Đại sứ quán này từ tháng 12-2023 và chỉ vừa được Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador chính thức cấp quy chế tị nạn chính trị vài giờ trước.

Ngay sau vụ tấn công, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador gọi vụ đột nhập là “sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và chủ quyền của Mexico”. Chính phủ Mexico đã tuyên bố cắt đứt quan hệ với Ecuador và rút ngay lập tức toàn bộ nhân viên ngoại giao về nước.

Tổng thư ký OAS nêu rõ, các thành viên hội đồng thường trực cần nhóm họp trong thời gian sớm nhất sau vụ việc trên. Hàng chục quốc gia thành viên cũng đã lên án vụ việc và ủng hộ lời kêu gọi họp khẩn.

Chính phủ Nicaragua lên án mạnh mẽ vụ tấn công Đại sứ quán Mexico ở Quito, coi đây là hành vi vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và các công ước ngoại giao giữa các quốc gia trên thế giới, đồng thời tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ecuador.

Screenshot 2024-04-07 at 09.28.03.png
Quân đội Ecuador đứng gác bên ngoài - nơi được cho là đang giam giữ cựu Phó Tổng thống Ecuador Jorge tại Thủ đô Quito ngày 6-4. Ảnh: Al Jazeera

Trong khi đó, tại Ecuador, Phong trào Cách mạng dân sự (RC) đối lập đã lên tiếng yêu cầu Tổng thống nước này Daniel Noboa từ chức vì “không có năng lực cầm quyền”, sau khi lực lượng chức năng dưới quyền ông đã thực hiện hành động trên.

Tin cùng chuyên mục