Nuôi trồng thủy sản Quảng Ngãi đối mặt nhiều khó khăn do dịch Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Quảng Ngãi gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt tại các vùng đang cách ly y tế.
Ngành thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đang phối hợp các ngành chức năng hỗ trợ cho người nuôi trồng thủy sản, giúp người nuôi yên tâm sản xuất.
Phường Phổ Thạnh (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) thuộc vùng thực hiện cách ly y tế, phong tỏa từ ngày 26-6 theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ vì có ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, tại địa phương này đang có hàng trăm hộ dân nuôi trồng thủy sản gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào.
Ông Nguyễn Văn Lượng, Chủ tịch UBND phường Phổ Thạnh cho biết, xã có 100 hộ nuôi trồng thủy sản với 1.000 lồng bè, chủ yếu nuôi cá hồng mỹ, cá bớp, cá mú… Từ đầu năm, người nuôi bắt đầu thả cá giống, đến nay cá đang trong quá trình phát triển, tuy nhiên người nuôi đang thiếu nguồn thức ăn tươi cho cá, chủ yếu là cá tạp tươi.

Theo ông Lượng, mọi khi thì người nuôi mua cá tạp lại từ các tàu đi khai thác trên biển, nhưng địa phương đang thực hiện cách ly y tế theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, các tàu tạm dừng xuất bến, do vậy, nguồn cá tạp tươi để cung cấp nuôi thủy sản các lồng bè là rất khó khăn.

Nuôi trồng thủy sản Quảng Ngãi đối mặt nhiều khó khăn do dịch Covid-19 ảnh 1 Hàng trăm lồng bè nuôi cá ở phường Phổ Thạnh gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu lượng thức ăn tươi mỗi ngày. Ảnh: Phường Phổ Thạnh

Trước mắt, địa phương chỉ có thể hỗ trợ vận chuyển giúp người nuôi cá đối với nguồn thức ăn là bột cám. Ông Lượng cho biết, nguồn bột cám này trước nay đều mua từ bên ngoài địa phương, bây giờ thực hiện cách ly y tế nên người nuôi không thể mua trực tiếp được. Địa phương đã tạo điều kiện để chủ lồng bè đăng ký  trước khi mua thức ăn từ bên ngoài để địa phương thực hiện công đoạn vận chuyển đến tận điểm nhà cho chủ lồng bè nhằm đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19.

Trong khi đó, qua khảo sát giá tại các hộ nuôi tôm huyện Mộ Đức, người nuôi đang lo lắng vì giá bán rất thấp, giá tôm chỉ còn khoảng 90.000 đồng/kg/100 con, giảm 20-30% so đầu vụ và khả năng tiếp tục giảm, ốc hương giá chỉ còn khoảng 170.000 đồng/kg, giảm đến hơn 60% so với cùng kỳ (trung bình ốc hương có giá 350.000-380.000 đồng/kg), việc này khiến nhiều hộ nuôi chấp nhận bán lỗ hoặc tiếp tục giữ lại nuôi, trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng.

Nuôi trồng thủy sản Quảng Ngãi đối mặt nhiều khó khăn do dịch Covid-19 ảnh 2 Nuôi tôm ghép ốc hương tại huyện Mộ Đức gặp khó khăn. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, từ khi xuất hiện dịch Covid-19 tại một số tỉnh, thành trong nước thì thủy sản đã bị ảnh hưởng và đến nay có ca mắc Covid-19 tại tỉnh Quảng Ngãi thì sản xuất nuôi trồng thủy sản lại càng gặp khó.

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh, tổng diện tích ao hồ thả nuôi thủy sản 6 tháng đầu năm 2021 đạt 1.489ha, sản lượng nuôi đạt 4.255,8 tấn, các đối tượng nuôi gồm tôm, cua, ốc hương, cá bớp, cá mú, cá trắm cỏ, cá mè,....

Nghề nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng về hiệu quả kinh tế, nguyên nhân là do giá các yếu tố đầu vào trong quá trình nuôi trồng thủy sản như thức ăn, thuốc, hóa chất… tăng cao, trong khi đó giá xuất bán thủy sản (tôm, ốc hương…) lại bấp bệnh, không xuất khẩu được, có thời điểm giá xuống quá thấp so với mức giá đầu tư dẫn đến người nuôi bị thua lỗ.

Tổng số giống thả nuôi trong tỉnh 6 tháng đầu năm 2021 khoảng 750 triệu tôm giống, trong đó giống tôm toàn bộ được nhập về từ các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận…

Trong thời gian tới, khi người nuôi xuống giống vụ 2 (vụ 2 bắt đầu từ ngày 21-7 đối với nuôi tôm trên cát, nuôi tôm vùng triều) thời điểm tỉnh Quảng Ngãi đang thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, việc vận chuyển nguồn nguyên liệu, giống từ các vùng bên ngoài tỉnh sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến thả nuôi giống mới.

Trước những vấn đề này, bà Đỗ Thị Thu Đông, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: “Người nuôi tôm cần nguyên liệu đầu vào như giống, thức ăn, hóa chất rất nhiều nhưng do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên giá vẫn còn cao, Chi cục sẽ kiến nghị Tổng cục Thủy sản để bình ổn giá thị trường. Ngoài ra, ngành thủy sản sẽ thống kê tình hình tiêu thụ, sản lượng thủy sản nuôi đang thời kỳ xuất bán mà gặp khó khăn để phối hợp Sở Công thương tìm giải pháp đầu ra cho sản phẩm”.

Theo bà Đông, người nuôi trồng thủy sản cần chú ý đến thị trường tiêu thụ nội địa, các doanh nghiệp thúc đẩy kênh tiêu thụ nội địa.

Bà Đông cho rằng, dù vẫn còn nhiều khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng người nuôi trồng thủy sản nên tiếp tục sản xuất, thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, không để đứt gẫy hệ thống cung ứng.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Định danh “hạt ngọc” xanh trên toàn cầu

Định danh “hạt ngọc” xanh trên toàn cầu

Hạt gạo Việt Nam liên tiếp đem lại tin vui cho nền kinh tế: không chỉ ngon nhất thế giới mà doanh thu xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 4 tỷ USD - tăng cao nhất trong 34 năm qua.
Dứt điểm các tồn tại để gỡ “thẻ vàng”

Dứt điểm các tồn tại để gỡ “thẻ vàng”

Kết quả thanh tra thực tế lần thứ 4 của Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã ghi nhận một số chuyển biến tích cực của Việt Nam trong công tác phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Dịch tả heo châu Phi lây lan mạnh ở Quảng Trị

Dịch tả heo châu Phi lây lan mạnh ở Quảng Trị

Chiều 26-11, Chi cục Thú y và Chăn nuôi tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện tại 23 xã, thị trấn của 4 huyện Triệu Phong, Đakrông, huyện Hướng Hóa, Cam Lộ và thị xã Quảng Trị.
TPHCM khai mạc Chợ phiên nông sản 2023

TPHCM khai mạc Chợ phiên nông sản 2023

Chợ phiên nông sản trưng bày 70 kệ hàng của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân ở TPHCM; thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua bán.
Đang trình Thủ tướng "Đề án 1 triệu ha lúa"

Đang trình Thủ tướng "Đề án 1 triệu ha lúa"

Theo Bộ NN-PTNT, đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn thành dự thảo, đang trình Thủ tướng xem xét. Đại diện các địa phương cho biết, đang háo hức chờ tham gia đề án này. 
Lợi nhuận cây sầu riêng cao hơn cây hồ tiêu 20 lần

Lợi nhuận cây sầu riêng cao hơn cây hồ tiêu 20 lần

Sáng 23-11, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên nhóm công tác đối tác công tư (PPP) về Hồ tiêu và Cây gia vị năm 2023. Hội nghị nhằm đưa ra các sáng kiến phát triển toàn diện trong ngành hồ tiêu hướng tới đảm bảo sản xuất bền vững và cải thiện sinh kế cho nông dân sản xuất nhỏ.
Quy hoạch đất sạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Quy hoạch đất sạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025 của huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) xác định phát triển nông nghiệp là thế mạnh của địa phương, nhất là phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. 
Lũ rút, nông dân xuống giống vụ Đông Xuân

Lũ rút, nông dân xuống giống vụ Đông Xuân

Những ngày qua, mực nước tại huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) bắt đầu rút dần, trung bình rút từ 1-2cm/ngày, nên bà con nông dân chủ động vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xuống giống vụ lúa đông xuân 2023-2024.
Bạt ngàn 5.000 cây quất trên đất gò đồi ở Quảng Ngãi

Bội thu với cây quất gò đồi

Trồng keo thì hiệu quả kinh tế thấp, lại dễ ngã đổ vì mưa bão hằng năm. Lão nông 68 tuổi quyết định chọn cây quất vì chịu hạn, chịu nắng tốt, dễ kể cả trên đất gò đồi, ngoài ra, cây quất cũng thấp hơn, hạn chế được ngã đổ vì mưa bão.
Dịch tả heo châu Phi lan rộng ra 8/11 huyện, thành thị ở Tiền Giang

Dịch tả heo châu Phi lan rộng ra 8/11 huyện, thành thị ở Tiền Giang

Ngày 21-11, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang) cho biết, từ đầu năm đến nay, tỉnh Tiền Giang có 53 hộ chăn nuôi heo ở 12 xã của 8/11 huyện, thị và thành phố bị dịch tả heo châu Phi (DTHCP). Trong đó có 1.158 con heo bệnh phải tiêu hủy, chiếm tỷ lệ 54,4%.

Đầu tư

Tài chính- Chứng khoán

Dòng tiền “bắt đáy” mạnh, thêm một phiên giao dịch 1,7 tỷ USD

Mặc dù ghi nhận phiên giảm điểm mạnh thứ hai nhưng VN-Index đã phục hồi ngoạn mục gần 50 điểm trong phiên, đóng cửa trên 1.200 điểm với thanh khoản trên sàn HOSE gần 1,65 tỷ USD (hơn 42.200 tỷ đồng). Nếu tính chung cả sàn HNX, thanh khoản phiên giao dịch hôm nay lên 1,7 tỷ USD (hơn 44.000 tỷ đồng).