Với mục đích tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán, tiêu thụ ĐVHD, đồng thời tạo điều kiện phát triển nghề nuôi cá sấu và ĐVHD hợp pháp, góp phần cải thiện đời sống người dân ngoại thành, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, UBND TPHCM đã phê duyệt Chương trình quản lý, phát triển cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2016 - 2020.
Không để ĐVHD có nguồn gốc bất hợp pháp núp bóng hợp pháp
TPHCM phấn đấu đến năm 2020 nâng tổng giá trị sản phẩm hàng hóa của cá sấu và ĐVHD đạt bình quân 3,5 tỷ đồng/ha/năm, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, chấm dứt hoạt động nuôi ĐVHD trên địa bàn các quận nội thành, đặc biệt tại các khu vực dân cư, không theo đúng quy hoạch. Trong quá trình đó, để giảm dần tình trạng xuất nguyên liệu thô, nhân rộng số lượng trại nuôi cá sấu đăng ký tiêu chuẩn của CITES, tăng cường đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định thương hiệu cá sấu của TPHCM trên thị trường trong nước và thế giới. Chương trình cũng sẽ xây dựng các chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật cho các doanh nghiệp, hộ cá thể, hợp tác xã nuôi ĐVHD cũng như mối liên kết với các nhà khoa học để nâng cao kỹ thuật, hay liên kết vùng miền để tạo đầu ra. Song song đó, tăng cường quản lý chặt chẽ các nhà hàng, quán ăn, cơ sở sản xuất sản phẩm thuộc da, thuốc Đông dược có sử dụng nguyên liệu là ĐVHD. Đồng thời, tiếp tục chuyển hóa những điểm nóng mua bán, nhốt giữ trái phép ĐVHD còn tồn tại trên địa bàn các quận, huyện.
Hiện TPHCM có 138 trang trại gây nuôi ĐVHD, chủ yếu là các loài cá sấu, rắn, trăn… gồm nuôi thương mại và nuôi gia công cho các doanh nghiệp lớn, trong đó có 4 doanh nghiệp được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp phép xuất khẩu cá sấu.
TPHCM phấn đấu đến năm 2020 nâng tổng giá trị sản phẩm hàng hóa của cá sấu và ĐVHD đạt bình quân 3,5 tỷ đồng/ha/năm, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, chấm dứt hoạt động nuôi ĐVHD trên địa bàn các quận nội thành, đặc biệt tại các khu vực dân cư, không theo đúng quy hoạch. Trong quá trình đó, để giảm dần tình trạng xuất nguyên liệu thô, nhân rộng số lượng trại nuôi cá sấu đăng ký tiêu chuẩn của CITES, tăng cường đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định thương hiệu cá sấu của TPHCM trên thị trường trong nước và thế giới. Chương trình cũng sẽ xây dựng các chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật cho các doanh nghiệp, hộ cá thể, hợp tác xã nuôi ĐVHD cũng như mối liên kết với các nhà khoa học để nâng cao kỹ thuật, hay liên kết vùng miền để tạo đầu ra. Song song đó, tăng cường quản lý chặt chẽ các nhà hàng, quán ăn, cơ sở sản xuất sản phẩm thuộc da, thuốc Đông dược có sử dụng nguyên liệu là ĐVHD. Đồng thời, tiếp tục chuyển hóa những điểm nóng mua bán, nhốt giữ trái phép ĐVHD còn tồn tại trên địa bàn các quận, huyện.
Hiện TPHCM có 138 trang trại gây nuôi ĐVHD, chủ yếu là các loài cá sấu, rắn, trăn… gồm nuôi thương mại và nuôi gia công cho các doanh nghiệp lớn, trong đó có 4 doanh nghiệp được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp phép xuất khẩu cá sấu.
Nuôi cá sấu trong Khu du lịch văn hóa Suối Tiên
Ông Lâm Tùng Quế, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TPHCM, cho biết thời tiết ở TPHCM cực kỳ thích hợp cho một số loài như rắn, cá sấu, kỳ đà… sinh trưởng và phát triển. Cho nên việc nuôi, phát triển số lượng các loài ĐVHD để cải thiện thu nhập cho các hộ dân và góp phần phát triển kinh tế thành phố là hoàn toàn phù hợp. Năm 2016, TPHCM đã xuất khẩu 30.000 con cá sấu với giá 3 triệu đồng/con, khoảng 80.000 tấn da trăn với giá 4 triệu đồng/tấm. Tuy nhiên, giá trị này không cao vì toàn xuất thô. Mới đây, TPHCM đã liên kết với một số doanh nghiệp Ý để gia công thành các sản phẩm xuất có giá trị cao hơn. Trong bối cảnh này, cũng theo ông Quế, các trang trại gây nuôi ĐVHD có nguy cơ có một số đối tượng sẽ trà trộn đưa ĐVHD săn bắt ngoài tự nhiên vào để hợp thức hóa nguồn gốc để tiện bề mua bán, vận chuyển và thực tế đã phát hiện một số trường hợp trà trộn như thế.
Ông Nguyễn Xuân Lưu, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TPHCM, cung cấp thêm, các đối tượng mua bán ĐVHD bất hợp pháp không chỉ tận diệt các nguồn tài nguyên mà còn gây ảnh hưởng đến uy tín, quá trình tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị gây nuôi hợp pháp. Bởi hiện nay, không cứ gì ĐVHD mà rất nhiều sản phẩm khác để xuất khẩu phải trình bày được sự minh bạch, hợp pháp về nguồn gốc, xuất xứ. Để tránh tình trạng trà trộn ĐVHD ngoài thiên nhiên vào các trang trại, lực lượng kiểm lâm đều yêu cầu chủ các trang trại báo cáo số lượng định kỳ theo quý và cũng tổ chức kiểm tra đột xuất để xem các trang trại có kê khai trung thực hay không…Khai thác bền vững GS-TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội động vật Việt Nam, cho rằng bảo tồn không có nghĩa là đóng khung không phát triển. Việt Nam là đất nước có tính đa dạng sinh học cao với đa dạng các loài động - thực vật, vì thế cần phải phát huy nguồn tài nguyên này để phát triển kinh tế. “Gây nuôi đúng loài, đúng phương pháp cũng là một phương pháp bảo tồn về số lượng, nguồn gen. Chẳng hạn loài hươu sao đã đứng trước bờ tuyệt chủng nhưng nhờ gây nuôi đã tăng trưởng về số lượng trở lại, người dân thì làm giàu được nhờ việc nuôi hươu sao!”. Tuy nhiên, gây nuôi ĐVHD không đơn giản như nuôi các loài thuần chủng mà đòi hỏi phải am hiểu về tập tục, đời sống của chúng, phải có kỹ thuật rất cao để kiểm soát dịch bệnh, không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh… cho nên không thể nuôi đại trà mà cần có quy hoạch và sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan chức năng. Theo GS Đặng Huy Huỳnh, hiện nay, từ Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Bảo vệ môi trường, Đa dạng sinh học… đến các nghị định đều cho phép gây nuôi, trồng nhân giống các loài động - thực vật quý hiếm nhưng bất cập lớn nhất là thiếu danh mục cụ thể loài nào được gây nuôi, trồng để bảo tồn nguồn gen, loài nào cho thương mại và thuyết minh cụ thể về số lượng, khả năng sinh trưởng… để làm cơ sở quản lý, xử lý khi vi phạm. “Đó là bất cập lớn nhất hiện nay mà tôi nghĩ cần chấn chỉnh để phát triển mô hình gây nuôi ĐVHD được bền vững hơn”, GS Đặng Huy Huỳnh khuyến nghị.
Tổ chức CITES quốc tế cho hay, từ ngày 18 đến 22-9, Ban thư ký của CITES sẽ làm việc tại Việt Nam với các hoạt động kiểm tra, rà soát một số trang trại gây nuôi ĐVHD cũng như tình hình chấp pháp liên quan đến các hoạt động nuôi nhốt, mua bán ĐVHD. Bản báo cáo về tình hình chấp pháp tại Việt Nam cũng như những biện pháp ngăn chặn tình trạng buôn bán bất hợp pháp sẽ được Hội đồng thường trực CITES xem xét tại kỳ họp vào tháng 11 năm nay. Những đánh giá và phán quyết của CITES sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thương mại của Việt Nam liên quan đến ĐVHD.
CITES là Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, được ký kết bởi các thành viên của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN (đơn vị thực hiện Sách đỏ thế giới), hiện đã có 183 nước tham gia vào Công ước này trong đó có Việt Nam.
CITES là Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, được ký kết bởi các thành viên của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN (đơn vị thực hiện Sách đỏ thế giới), hiện đã có 183 nước tham gia vào Công ước này trong đó có Việt Nam.