Nữ sĩ đầu tiên của phong trào “thơ mới”

Từ sau 1941, khi cuốn sách “ Thi nhân Việt Nam” của Hoài Chân, Hoài Thanh xuất bản, người đọc gần như có suy nghĩ phong trào “thơ mới” (1930-1945) chỉ có 6 tác giả: Thu Hồng, Anh Thơ, Vân Đài, Mộng Tuyết, Hằng Phương, Mộng Huyền. Nhưng thực ra một người có  vai trò khá quan trọng là nữ sĩ Nguyễn Thị Manh Manh, tên thật Nguyễn Thị Kiêm, bút danh Mym, Nguyễn Văn Mym, Lệ Thủy, sinh 1914 tại Gò Công (Tiền Giang ngày nay).

Bà học trường Áo Tím (Gia Long cũ, nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai), có bằng Thành Chung. Bà hoạt động văn hoá, báo chí và xã hội rất sôi nổi. Bà là một người cổ vũ, bảo vệ ( qua những buổi diễn thuyết) và sáng tác thơ mới ngay từ những năm 1930 trên các diễn đàn và các tờ báo như “ Phụ nữ tân văn” do bà làm chủ bút.

Nguyễn Thị Manh Manh ( Nguyễn Thị Kiêm) được xem là một trong những nhà thơ đầu tiên của phong trào “Thơ Mới”.

T.D.

Tin cùng chuyên mục