Trong phần đối đáp sáng 21-7, đại diện viện kiểm sát đề nghị điều chỉnh mức án đối với một số bị cáo nhận hối lộ, môi giới hối lộ trong vụ án “chuyến bay giải cứu”.
Viện kiểm sát cho biết, xét nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội, nhân thân và thái độ khai báo, thấy cần điều chỉnh mức đề nghị án đối với một số bị cáo. Điều này nhằm thể hiện tính khoan hồng và sự phân hóa sau vai trò, mức độ hành vi của một số cá nhân.
Cụ thể, đối với nhóm bị truy tố tội “Nhận hối lộ”, viện kiểm sát đề nghị giảm 1 năm tù (so với mức đề nghị ban đầu) đối với: Trần Văn Dự (cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, giảm còn 8-9 năm tù); Trần Văn Tân (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam giảm còn 7-8 năm tù); Chử Xuân Dũng (cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội giảm còn 3-4 năm tù); Vũ Hồng Nam (cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản giảm còn 3-4 năm tù).
Bị cáo Nguyễn Anh Tuấn tại phiên tòa
Nhóm đưa và môi giới hối lộ, cựu Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội) bị đề nghị giảm còn 5-6 năm tù (trước đó bị đề nghị 6-7 năm tù). Lý do là sau phần luận tội, bị cáo đã tác động gia đình nộp khắc phục toàn bộ hậu quả là 1,85 triệu USD. Do đó, viện kiểm sát đề nghị tuyên trả lại 210.000 USD, 146 miếng vàng và hủy lệnh phong tỏa tài khoản có 1 tỷ đồng trong ngân hàng.
Đối với đề nghị của các luật sư bào chữa cho Nguyễn Thị Thanh Hằng và Lê Hồng Sơn (là những lãnh đạo Công ty Bluesky) về việc đề nghị trả lại 800.000 USD do Hoàng Văn Hưng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, việc này, viện kiểm sát xác định đây là tiền dùng vào việc đưa hối lộ "chạy án" nên không có căn cứ trả lại.
Viện kiểm sát cũng đề nghị giảm hình phạt đối với Vũ Thùy Dương (Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Lữ hành Việt), Trần Quốc Tuấn (Giám đốc Công ty cổ phần Xúc tiến thương mại và du lịch Việt Nam) cùng được đề nghị giảm còn 2-3 năm tù nhưng cho hưởng án treo); Phạm Bá Sơn (nhân viên Công ty cổ phần Xây dựng Thái Hòa), Tào Đức Hiệp (Giám đốc Công ty TNHH Du lịch và dịch vụ Công đoàn Đường sắt) cùng đề nghị được giảm 18-20 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “tham ô tài sản”, “rửa tiền”, “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức, chiều 30-11, đại diện Viện KSND TPHCM đã đề nghị mức án đối với bị cáo Nguyễn Minh Quân (cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức) và 8 đồng phạm.
Sau khi được gặp mẹ trong giờ nghỉ giải lao tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Minh Quân (cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức) đã thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03), để chiếm đoạt số tiền hàng trăm ngàn tỷ đồng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Vạn Thịnh Phát) đã sử dụng 5 phương thức chính.
Nhu khai vay tiền qua mạng xã hội để chi xài cá nhân nhưng không có khả năng để trả. Nhu cảm thấy cuộc sống bế tắc và nhiều lần suy nghĩ về chị D. nên đã nảy sinh ý định giết chị.
Sau khi sát hại người phụ nữ cùng 2 cháu bé và phóng hỏa căn nhà, nghi phạm Nguyễn Văn Nhu tìm chìa khóa xe nhưng không được nên bỏ chạy bộ được khoảng 7km thì bị bắt.
Sáng 22-11, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, đã hoàn tất cáo trạng truy tố các bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (Tân Hoàng Minh).
Bà Nguyễn Thị P. là mẹ chị D. và là bà của cháu P. (2 nạn nhân trong vụ án giết người phóng hỏa phi tang ở quận 8) là người may mắn thoát chết trong vụ án.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) xác định, hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) có sự “giúp sức nhiệt tình” của các cá nhân tại NHNN chi nhánh TPHCM.
Tháng 8-2017, đoàn thanh tra liên ngành Ngân hàng Nhà nước được lập ra để thanh tra Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hội sở chính và 12 chi nhánh. Trong đoàn có nhiều thành viên và trong quá trình thanh tra, hầu hết các thành viên đã nhận tiền của SCB để bỏ qua những sai phạm.
Trong vụ án Vạn Thịnh Phát vừa được Bộ Công an công bố kết luận điều tra, bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng II thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) bị cáo buộc nhận 5,2 triệu USD. Việc lộ diện hành vi nhận hối lộ có sự tố giác của cựu sếp Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Quá trình thanh tra, bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Trưởng đoàn thanh tra) nhiều lần gặp riêng bà Trương Mỹ Lan, lãnh đạo SCB và nhận số tiền đặc biệt lớn.
Ngày 18-11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát); đồng thời chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố hơn 80 bị can, trong đó, bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị đề nghị truy tố ở nhiều tội danh.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và đề nghị truy tố bị can Trương Mỹ Lan ở các tội danh “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng” và “Tham ô tài sản”.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát, đồng thời chuyển hồ sơ đề nghị truy tố hơn 80 bị can. Quá trình điều tra xác định, nhiều hành vi phạm tội nghiêm trọng của các bị can.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố đối với 86 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan.
Ngày 14-11, Viện KSND TPHCM cho biết, đơn vị đã trả hồ sơ lần 2 đối với vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” liên quan bị can Trần Văn Sỹ (sinh năm 1957, ngụ tỉnh Vĩnh Long) và bị can Đặng Thị Hàn Ni (sinh năm 1977, ngụ TPHCM), để làm rõ nhiều tình tiết liên quan đến vụ án này.
Bị can Phạm Mỹ Hạnh bị cáo buộc thu tiền của hàng ngàn cá nhân với tổng số tiền hơn 1.200 tỷ đồng; lấy tiền của người góp vốn sau trả tiền gốc và lãi cho người góp vốn trước.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu