Hướng dẫn thủ tục xin tồn tại nhà xây dựng không phép, sai phép

Nộp hồ sơ trước ngày 31-3-2006

Nộp hồ sơ trước ngày 31-3-2006

Nhiều bạn đọc đã đề nghị thông tin về trình tự, thủ tục xin phép tồn tại nhà xây dựng không phép và sai phép theo Quyết định số 207/2005/QĐ-UBND của UBND TP (có hiệu lực từ ngày 11-12-2005). Ông Mai Hoàng Sơn, Trưởng phòng Cấp phép xây dựng – Sở Xây dựng TP hướng dẫn:

  • Những công trình vi phạm được phép tồn tại

Là những công trình xây dựng không phép và sai phép còn tồn tại trên địa bàn TPHCM, có vi phạm xây dựng xảy ra trước ngày 1-7-2004. Cụ thể:

Nộp hồ sơ trước ngày 31-3-2006 ảnh 1

Ngày càng có nhiều người dân đến làm thủ tục giao dịch nhà đất ở Phòng công chứng số 1, TPHCM).

- Đối với công trình xây dựng có vi phạm nếu phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, nhưng chưa phù hợp với các quy định về kiến trúc, cảnh quan khu vực như quy định về hình khối kiến trúc, số tầng công trình, kiến trúc mặt đứng công trình, chiều cao xây dựng tầng 1 và các tầng, phần cho phép nhô ra của ban công các tầng, màu sắc công trình, mái công trình, mật độ xây dựng và các quy định kiến trúc khác thì được phép tồn tại theo hiện trạng.

Khi chủ đầu tư có nhu cầu cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới thì phải thực hiện theo đúng các quy định của Luật xây dựng.

- Đối với trường hợp toàn bộ công trình, hoặc một phần công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng thì cũng được phép tồn tại cho đến khi quy hoạch xây dựng được thực hiện; chủ đầu tư xây dựng phải di chuyển về khu quy hoạch hoặc phải phá dỡ phần không phù hợp với quy hoạch xây dựng và được bồi thường hay hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Phần diện tích đất (hay công trình) còn lại nhỏ hơn 15m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên thì được phép xây dựng không quá 2 tầng (trệt và 1 lầu); chiều cao toàn công trình không quá 7m. Nếu không đạt tiêu chí trên thì chủ đầu tư công trình chỉ được phép xây nhà trệt.

Riêng các công trình thuộc sở hữu Nhà nước, công trình vi phạm các quy định về hành lang an toàn hạ tầng kỹ thuật như giới hạn tĩnh không, giao thông đường sắt, đê điều, hệ thống cấp thoát nước, công trình vi phạm hành lang an toàn lưới điện, hành lang bờ sông, kênh, rạch,… công trình vi phạm các quy định về an ninh quốc phòng, bảo vệ di tích thắng cảnh, bảo vệ rừng; công trình không đảm bảo điều kiện an toàn phòng chống cháy nổ, không đảm bảo điều kiện về vệ sinh môi trường theo quy định thì buộc phải tháo dỡ.

- Các công trình xây dựng vi phạm sau ngày 1-7-2004, đã được quy định cụ thể tại Điều 120 của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm. Theo đó, chủ đầu tư phải phá dỡ toàn bộ hoặc phần vi phạm theo quy định.

  • Tiếp nhận và thời hạn giải quyết hồ sơ

Chủ đầu tư công trình có vi phạm xây dựng phải lập hồ sơ xin phép tồn tại công trình theo quy định trước ngày 31-3-2006. Hồ sơ gồm: đơn xin phép tồn tại công trình có vi phạm xây dựng, bản kê khai có xác nhận của UBND phường-xã; hai bản vẽ hiện trạng thể hiện gồm: họa đồ vị trí công trình xây dựng, tỉ lệ 1/200-1/500 có ghi rõ số lô, thửa đất, địa chỉ xây dựng; mặt bằng các tầng, mặt cắt, mặt đứng chính điển hình công trình xây dựng, tỉ lệ 1/100-1/200.

Bản sao các quyết định xử lý vi phạm xây dựng của cơ quan có thẩm quyền hoặc các biên bản vi phạm hành chính về xây dựng. Bản sao các quyết định xử lý vi phạm xây dựng của cơ quan có thẩm quyền hoặc các biên bản vi phạm hành chính về xây dựng (nếu có); biên lai đóng tiền phạt theo Quyết định xử lý vi phạm xây dựng (nếu có); Bản sao giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế xây dựng được duyệt kèm theo giấy phép (nếu có).

Trường hợp trước đây cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành quyết định xử lý vi phạm xây dựng nhưng chủ đầu tư chưa thực hiện, thì cơ quan đó ban hành quyết định điều chỉnh lại nội dung đối với phần công trình vi phạm xây dựng đã buộc tháo dỡ để cho phép tồn tại theo hiện trạng và chủ đầu tư vẫn phải nộp tiền phạt theo quy định. Các công trình vi phạm xây dựng chưa bị xử lý thì nay phải lập biên bản và xử phạt theo quy định đối với phần công trình vi phạm xây dựng được phép tồn tại theo hiện trạng.

Thời hạn giải quyết hồ sơ hợp lệ đối với nhà ở riêng lẻ không quá 45 ngày; đối với các công trình còn lại không quá 60 ngày làm việc. 

TRẦN THANH (ghi)

Tin cùng chuyên mục