Nhờ vậy sản phẩm của đơn vị luôn được các nhà phân phối đặt hàng và bao tiêu. Lợi nhuận thu được cũng tăng đều mỗi năm. Tương tự, mô hình này cũng đang được triển khai và gặt hái nhiều thành công tại các hợp tác xã: Ngã Ba Giồng, Phú Lộc, Phước An, Nhuận Đức…
Việc chuyển đổi mô hình canh tác, trồng trọt sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đang đem lại nguồn thu lớn cho nông dân.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, kiểu canh tác cũ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đã không còn chỗ đứng trên thị trường.
Bởi không thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các hệ thống phân phối, bán lẻ. Thậm chí, ngay cả vào chợ truyền thống cũng rất khó khăn.
Tại các thị trường lớn như TPHCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai… cũng đang từng bước áp dụng giải pháp kiểm soát chặt nguồn cung ứng nông sản tại khu vực chợ đầu mối.
Do vậy, về lâu dài, hộ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã canh tác sản phẩm nông nghiệp cần phải nuôi trồng theo quy trình đạt tiêu chuẩn an toàn, hướng tới đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP…
Ngoài ra, phải đáp ứng tiêu chí chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng nitrat, kim loại nặng, vi sinh vật… trong giới hạn cho phép. Tất cả sản phẩm phải được kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.