Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Allen Haddrell, Phó Giáo sư Khoa học khí dung tại Khoa Hóa học Đại học Bristol, cho biết: “Nghiên cứu này là bước đột phá lớn trong sự hiểu biết về cách thức và lý do virus lây lan qua không khí và có thể làm gì để ngăn chặn”.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra các biến thể SARS-CoV-2 khác nhau có khả năng tồn tại trong không khí khác nhau, trong đó biến thể Omicron tồn tại lâu nhất. Bằng cách thay đổi nồng độ CO2 trong không khí từ 400ppm (phần triệu) đến 6.500ppm, nhóm nghiên cứu đã xác nhận mối tương quan giữa sự gia tăng nồng độ CO2 và thời gian virus lây nhiễm trong không khí.
Kết quả cho thấy, việc tăng nồng độ CO2 lên chỉ 800ppm, mức được xác định là thông gió tốt, dẫn đến tăng khả năng sự tồn tại của virus. Khi nồng độ CO2 tăng đến 3.000ppm, tương tự như trong phòng đông người, lượng virus lây nhiễm cao hơn khoảng 10 lần.