Theo thống kê, tổng diện tích trồng cây ăn trái của tỉnh Đồng Tháp hơn 25.000ha, trong đó trồng nhiều nhất là xoài, nhãn, quýt đường... với sản lượng gần 100.000 tấn trái/năm. Để có đầu ra ổn định cho nông sản, nhiều nông dân Đồng Tháp đã chủ động hợp tác bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp TPHCM.
Không chỉ phục vụ thị trường trong nước, mặt hàng nông sản, trái cây của tỉnh Đồng Tháp còn được các doanh nghiệp và nông dân liên kết trồng theo các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng để xuất khẩu sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand...
Ông Trương Văn Rồi, Giám đốc Hợp tác xã Nhãn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, cho hay: Toàn huyện Châu Thành có khoảng 1.000ha và Hợp tác xã Nhãn Châu Thành có 56ha trồng nhãn Edor theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ năm 2015, mặt hàng nhãn Edor đã được Mỹ cấp mã code và sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ. Đến nay, mặt hàng này đang được ưa chuộng tại thị trường xứ cờ hoa.
Trong năm 2017 và những năm tiếp theo, tỉnh Đồng Tháp xác định các chương trình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực sản xuất, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tạo đầu ra cho sản phẩm... góp phần phát triển lĩnh vực nông nghiệp của địa phương. Ngoài ra, các sở ngành của tỉnh Đồng Tháp cũng cam kết tạo điều kiện thuận lợi để nhân rộng các mô hình liên kết hiệu quả, tạo vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo chất lượng đồng đều, hướng đến đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.
Không chỉ phục vụ thị trường trong nước, mặt hàng nông sản, trái cây của tỉnh Đồng Tháp còn được các doanh nghiệp và nông dân liên kết trồng theo các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng để xuất khẩu sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand...
Ông Trương Văn Rồi, Giám đốc Hợp tác xã Nhãn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, cho hay: Toàn huyện Châu Thành có khoảng 1.000ha và Hợp tác xã Nhãn Châu Thành có 56ha trồng nhãn Edor theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ năm 2015, mặt hàng nhãn Edor đã được Mỹ cấp mã code và sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ. Đến nay, mặt hàng này đang được ưa chuộng tại thị trường xứ cờ hoa.
Trong năm 2017 và những năm tiếp theo, tỉnh Đồng Tháp xác định các chương trình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực sản xuất, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tạo đầu ra cho sản phẩm... góp phần phát triển lĩnh vực nông nghiệp của địa phương. Ngoài ra, các sở ngành của tỉnh Đồng Tháp cũng cam kết tạo điều kiện thuận lợi để nhân rộng các mô hình liên kết hiệu quả, tạo vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo chất lượng đồng đều, hướng đến đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.