Cho dù trước đó, tại Đại hội đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ 2017 - 2022, không khí toàn ngành xuất bản vẫn khá lạc quan, hy vọng vào những thành tựu từ sự chuyển mình và phát triển mạnh mẽ thời gian qua.
Chật vật với quy định
Có thể nói, thông tin về việc Cục Xuất bản, in và phát hành trình Bộ Thông tin - Truyền thông dự thảo về dán tem lên xuất bản phẩm nhằm chống hàng giả gây xôn xao những người làm công tác xuất bản. Đây được xem là nỗ lực mới nhất nhằm chống sách lậu, căn bệnh trầm kha của ngành xuất bản trong nước từ trước đến nay. Thế nhưng, dù là mong muốn tốt đẹp nhưng tính hiệu quả của việc dán tem lại bị nghi ngờ. Trên thực tế dán tem chống giả không phải là vấn đề mới. Điển hình như NXB Trẻ đã thực hiện việc dán tem từ ngay khi Việt Nam chính thức gia nhập công ước Berne năm 2004 và cho đến nay đây vẫn được xem là đơn vị đi đầu trong phát triển tem thông minh dán sách. Ấy thế mà, như thừa nhận của giám đốc NXB Trẻ thì việc dán tem thông minh chủ yếu chỉ để phát triển thêm giá trị dịch vụ cho sách, còn việc chống sách lậu thì ít hy vọng bởi người bán cũng như người mua sách lậu đâu cần biết có tem hay không. Giá thành in tem chống lậu cũng bị xem là gánh nặng cho ngành xuất bản, theo ước tính của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản, chi phí dán tem có thể lên đến mức gần nửa lợi nhuận toàn ngành, một mức chi phí khó có thể chấp nhận.
Ngay cả Luật Xuất bản mới vốn được đánh giá là khá thiết thực, hiệu quả cũng còn nhiều vấn đề phải bàn. Điển hình như điểm a, khoản 1, điều 27 Luật Xuất bản quy định, phải đưa họ và tên dịch giả ra bìa sách - bị giới làm sách đánh giá là khó thực hiện. Điển hình như trường hợp cuốn sách Tâm hồn cao thượng (First News và NXB Văn học) do phòng dịch thuật của First News thực hiện, chẳng lẽ phải liệt kê toàn bộ tên tuổi dịch giả của phòng này. Một số trường hợp sách mang tính tuyển tập, từ điển, bách khoa thư… số lượng dịch giả lên đến hàng chục người, nếu theo đúng quy định thì toàn bộ bìa sách chỉ đủ để ghi tên dịch giả.
Việc đăng ký lại và chờ cấp số giấy phép mới đối với một cuốn sách được tái bản trong cùng một năm cũng là vấn đề gây nhức nhối. Một tác phẩm trừ khi dự kiến sẽ bán chạy, còn không sẽ không in nhiều trong lần xuất bản đầu để hạn chế thiệt hại nếu không bán được. Nhưng nếu yêu cầu của bạn đọc tăng bất ngờ thì việc cấp tốc in một số lượng sách lớn là nhu cầu bức thiết, bởi thị trường sách trong nước có đặc thù là “nhanh nóng” nhưng cũng “mau nguội”. Đã có nhiều trường hợp, sách nhận được yêu cầu cao của bạn đọc, nhưng do thủ tục tái bản quá lâu, đến khi sách tái bản thì đã qua thời cơ, gây thiệt hại cho đơn vị xuất bản. Trong khi đó, về mặt nội dung, cuốn sách vốn dĩ đã được Cục Xuất bản, in và phát hành xác nhận, NXB cấp quyết định xuất bản, thậm chí đã đến tay bạn đọc thì việc tái cấp phép không còn cần thiết, nếu sách không có thay đổi gì về nội dung, hình thức.
Lúng túng với vi phạm kiểu mới
NXB Trẻ vừa thông báo phát hiện trường hợp một dịch giả đã tự ý dịch và chia sẻ trên mạng xã hội một cuốn sách do NXB Trẻ giữ bản quyền. Điều đáng nói là cuốn sách trên đang được NXB hoàn thiện việc chuyển ngữ, trình bày để giới thiệu đến bạn đọc trong thời gian tới. Việc xuất hiện một bản dịch không xin phép trên mạng không chỉ vi phạm nghiêm trọng Luật Bản quyền và Công ước Berne mà còn đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích chính đáng và hợp pháp của NXB.
Trước đó, bà Nguyễn Lệ Chi, Phó Chủ tịch CLB Sách Sài Gòn (CLB SSG) cũng đã có đơn gửi lên Hội Xuất bản Việt Nam chi nhánh phía Nam phản ánh tình trạng vi phạm bản quyền sách nói (audiobooks) của Công ty Yeah1 Network. Theo CLB SSG thì Yeah1 Network đã tổ chức các hoạt động chuẩn bị chuyển thể hàng loạt tác phẩm của các đơn vị làm sách trong CLB SSG sang dạng sách nói mà không xin phép về mặt bản quyền. Lý giải của Yeah1 Network là họ chuyển thể sách nói để dùng trong nội bộ chứ không phải để kinh doanh bên ngoài. Tuy nhiên, theo Luật Bản quyền, mọi hành vi sao chép, chuyển thể, thực hiện các tác phẩm phát sinh đều phải xin phép chủ sở hữu tác phẩm gốc. Điều này đã từng xảy ra với trường hợp in sao sách để phổ biến trong các trường đại học và đã bị xử lý theo pháp luật. Câu chuyện giữa CLB SSG và Yeah1 Network với thông tin từ đại diện Yeah1 Network rằng, đây là một sự cố ngoài ý muốn, đơn vị cam kết xóa bỏ mọi thông tin, hoạt động vi phạm bản quyền.
Theo đánh giá của giới xuất bản, vi phạm bản quyền sách online là hiện tượng mới trong xuất bản. Nếu việc làm sách giả theo kiểu truyền thống đang có phần suy giảm do trình độ, ý thức cũng như nhu cầu của bạn đọc có sự thay đổi mạnh mẽ thì ngược lại, sự phát triển của sách điện tử (ebook) cùng các công cụ hỗ trợ đã khiến việc vi phạm bản quyền, vấn đề sách lậu chuyển sang một hướng khác. Trong khi đó, vấn đề nhận thức về bản quyền sách trên mạng vẫn rất hời hợt, như trường hợp dịch giả vi phạm sách của NXB Trẻ kể trên, dù bị cảnh báo vẫn cho rằng mình không vi phạm vì không in mà chỉ “chia sẻ qua mạng cho mọi người cùng đọc”. Việc nâng cao nhận thức chung, gắn với các chế tài cụ thể để xử lý vi phạm bản quyền sách trên mạng đang trở thành một nhu cầu bức thiết.
Chật vật với quy định
Có thể nói, thông tin về việc Cục Xuất bản, in và phát hành trình Bộ Thông tin - Truyền thông dự thảo về dán tem lên xuất bản phẩm nhằm chống hàng giả gây xôn xao những người làm công tác xuất bản. Đây được xem là nỗ lực mới nhất nhằm chống sách lậu, căn bệnh trầm kha của ngành xuất bản trong nước từ trước đến nay. Thế nhưng, dù là mong muốn tốt đẹp nhưng tính hiệu quả của việc dán tem lại bị nghi ngờ. Trên thực tế dán tem chống giả không phải là vấn đề mới. Điển hình như NXB Trẻ đã thực hiện việc dán tem từ ngay khi Việt Nam chính thức gia nhập công ước Berne năm 2004 và cho đến nay đây vẫn được xem là đơn vị đi đầu trong phát triển tem thông minh dán sách. Ấy thế mà, như thừa nhận của giám đốc NXB Trẻ thì việc dán tem thông minh chủ yếu chỉ để phát triển thêm giá trị dịch vụ cho sách, còn việc chống sách lậu thì ít hy vọng bởi người bán cũng như người mua sách lậu đâu cần biết có tem hay không. Giá thành in tem chống lậu cũng bị xem là gánh nặng cho ngành xuất bản, theo ước tính của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản, chi phí dán tem có thể lên đến mức gần nửa lợi nhuận toàn ngành, một mức chi phí khó có thể chấp nhận.
Ngay cả Luật Xuất bản mới vốn được đánh giá là khá thiết thực, hiệu quả cũng còn nhiều vấn đề phải bàn. Điển hình như điểm a, khoản 1, điều 27 Luật Xuất bản quy định, phải đưa họ và tên dịch giả ra bìa sách - bị giới làm sách đánh giá là khó thực hiện. Điển hình như trường hợp cuốn sách Tâm hồn cao thượng (First News và NXB Văn học) do phòng dịch thuật của First News thực hiện, chẳng lẽ phải liệt kê toàn bộ tên tuổi dịch giả của phòng này. Một số trường hợp sách mang tính tuyển tập, từ điển, bách khoa thư… số lượng dịch giả lên đến hàng chục người, nếu theo đúng quy định thì toàn bộ bìa sách chỉ đủ để ghi tên dịch giả.
Việc đăng ký lại và chờ cấp số giấy phép mới đối với một cuốn sách được tái bản trong cùng một năm cũng là vấn đề gây nhức nhối. Một tác phẩm trừ khi dự kiến sẽ bán chạy, còn không sẽ không in nhiều trong lần xuất bản đầu để hạn chế thiệt hại nếu không bán được. Nhưng nếu yêu cầu của bạn đọc tăng bất ngờ thì việc cấp tốc in một số lượng sách lớn là nhu cầu bức thiết, bởi thị trường sách trong nước có đặc thù là “nhanh nóng” nhưng cũng “mau nguội”. Đã có nhiều trường hợp, sách nhận được yêu cầu cao của bạn đọc, nhưng do thủ tục tái bản quá lâu, đến khi sách tái bản thì đã qua thời cơ, gây thiệt hại cho đơn vị xuất bản. Trong khi đó, về mặt nội dung, cuốn sách vốn dĩ đã được Cục Xuất bản, in và phát hành xác nhận, NXB cấp quyết định xuất bản, thậm chí đã đến tay bạn đọc thì việc tái cấp phép không còn cần thiết, nếu sách không có thay đổi gì về nội dung, hình thức.
Lúng túng với vi phạm kiểu mới
NXB Trẻ vừa thông báo phát hiện trường hợp một dịch giả đã tự ý dịch và chia sẻ trên mạng xã hội một cuốn sách do NXB Trẻ giữ bản quyền. Điều đáng nói là cuốn sách trên đang được NXB hoàn thiện việc chuyển ngữ, trình bày để giới thiệu đến bạn đọc trong thời gian tới. Việc xuất hiện một bản dịch không xin phép trên mạng không chỉ vi phạm nghiêm trọng Luật Bản quyền và Công ước Berne mà còn đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích chính đáng và hợp pháp của NXB.
Trước đó, bà Nguyễn Lệ Chi, Phó Chủ tịch CLB Sách Sài Gòn (CLB SSG) cũng đã có đơn gửi lên Hội Xuất bản Việt Nam chi nhánh phía Nam phản ánh tình trạng vi phạm bản quyền sách nói (audiobooks) của Công ty Yeah1 Network. Theo CLB SSG thì Yeah1 Network đã tổ chức các hoạt động chuẩn bị chuyển thể hàng loạt tác phẩm của các đơn vị làm sách trong CLB SSG sang dạng sách nói mà không xin phép về mặt bản quyền. Lý giải của Yeah1 Network là họ chuyển thể sách nói để dùng trong nội bộ chứ không phải để kinh doanh bên ngoài. Tuy nhiên, theo Luật Bản quyền, mọi hành vi sao chép, chuyển thể, thực hiện các tác phẩm phát sinh đều phải xin phép chủ sở hữu tác phẩm gốc. Điều này đã từng xảy ra với trường hợp in sao sách để phổ biến trong các trường đại học và đã bị xử lý theo pháp luật. Câu chuyện giữa CLB SSG và Yeah1 Network với thông tin từ đại diện Yeah1 Network rằng, đây là một sự cố ngoài ý muốn, đơn vị cam kết xóa bỏ mọi thông tin, hoạt động vi phạm bản quyền.
Theo đánh giá của giới xuất bản, vi phạm bản quyền sách online là hiện tượng mới trong xuất bản. Nếu việc làm sách giả theo kiểu truyền thống đang có phần suy giảm do trình độ, ý thức cũng như nhu cầu của bạn đọc có sự thay đổi mạnh mẽ thì ngược lại, sự phát triển của sách điện tử (ebook) cùng các công cụ hỗ trợ đã khiến việc vi phạm bản quyền, vấn đề sách lậu chuyển sang một hướng khác. Trong khi đó, vấn đề nhận thức về bản quyền sách trên mạng vẫn rất hời hợt, như trường hợp dịch giả vi phạm sách của NXB Trẻ kể trên, dù bị cảnh báo vẫn cho rằng mình không vi phạm vì không in mà chỉ “chia sẻ qua mạng cho mọi người cùng đọc”. Việc nâng cao nhận thức chung, gắn với các chế tài cụ thể để xử lý vi phạm bản quyền sách trên mạng đang trở thành một nhu cầu bức thiết.