Trà được đánh giá là loại cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phần cải thiện cuộc sống người dân, nhiều hộ dân nơi đây đã khá lên nhờ cây trà. Hiện Bảo Lộc có gần 8.000ha trà, sản lượng mỗi năm trên 20.000 tấn trà khô thành phẩm, mang lại giá trị 345 tỷ đồng. Sản phẩm Trà B’Lao ngoài tiêu thụ trong nước đã vươn đến các thị trường châu Á, Trung Đông, châu Âu với kim ngạch xuất khẩu trên 15 triệu USD.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, ngành trà Bảo Lộc đang đứng trước nhiều thách thức, trong đó lo ngại nhất là vấn đề đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm. Con số thống kê mà ngành chức năng đưa ra mới đây khiến chúng ta thực sự lo ngại, đó là bà con nông dân tại TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm đã sử dụng 57 hoạt chất (117 loại thuốc thương phẩm) chỉ định dùng cho các loại cây trồng khác để dùng cho cây trà; 55% số hộ trồng trà sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không được phép sử dụng trên cây trà. Các công ty sản xuất, chế biến trà ô long sử dụng 48 hoạt chất, trong đó có đến 28 hoạt chất không đăng ký sử dụng trên cây trà…
Chính việc sử dụng thuốc BVTV một cách tràn lan như vậy, nên vài năm gần đây, nhiều lô trà xuất khẩu bị trả về do tồn dư thuốc BVTV trong sản phẩm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, thương hiệu trà Bảo Lộc và cả ngành trà Việt Nam nói chung.
Hẳn người làm trong ngành trà không thể quên vụ việc hàng loạt lô trà xuất xứ từ Bảo Lộc (36 tấn) bị Đài Loan trả về trong năm 2015 do có dư lượng fipronil vượt mức cho phép. Hàng ngàn tấn trà khác bị tồn kho, hoạt động sản xuất trà bị ngưng trệ khiến nhiều doanh nghiệp và nông dân điêu đứng. Fipronil là hoạt chất thuốc BVTV thuộc nhóm độc II, không đăng ký sử dụng trên cây trà. Nhưng tại hai khu vực trồng trà lớn nhất tỉnh Lâm Đồng là Bảo Lộc và Bảo Lâm, có đến 96,4% cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV bán loại thuốc có hoạt chất này (được phép sử dụng trên cây cà phê) và người dân thì “vô tư” mua về để chuyên trị bọ xít muỗi hại trà. Người dân đã vậy, nhiều doanh nghiệp chế biến trà cũng không kiểm soát được nguyên liệu đầu vào, nhất là dư lượng thuốc BVTV.
Hệ lụy của việc sử dụng thuốc BVTV tràn lan trên cây trà đã rõ, chính nhà nông và doanh nghiệp sản xuất trà phải trực tiếp gánh chịu thiệt hại. Bởi vậy, không còn cách nào khác là người làm trà phải tự gỡ khó cho mình bằng cách thay đổi tư duy trong sử dụng thuốc BVTV, từ bỏ thói quen thu hái xong là xịt thuốc, chỉ nên chữa bệnh khi có bệnh, sử dụng đúng loại thuốc và liều lượng, đồng thời tuân thủ thời gian cách ly trước khi thu hái. Có như vậy mới làm ra nguồn trà nguyên liệu an toàn - yếu tố quyết định để sản xuất sản phẩm trà chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, ngành trà Bảo Lộc đang đứng trước nhiều thách thức, trong đó lo ngại nhất là vấn đề đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm. Con số thống kê mà ngành chức năng đưa ra mới đây khiến chúng ta thực sự lo ngại, đó là bà con nông dân tại TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm đã sử dụng 57 hoạt chất (117 loại thuốc thương phẩm) chỉ định dùng cho các loại cây trồng khác để dùng cho cây trà; 55% số hộ trồng trà sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không được phép sử dụng trên cây trà. Các công ty sản xuất, chế biến trà ô long sử dụng 48 hoạt chất, trong đó có đến 28 hoạt chất không đăng ký sử dụng trên cây trà…
Chính việc sử dụng thuốc BVTV một cách tràn lan như vậy, nên vài năm gần đây, nhiều lô trà xuất khẩu bị trả về do tồn dư thuốc BVTV trong sản phẩm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, thương hiệu trà Bảo Lộc và cả ngành trà Việt Nam nói chung.
Hẳn người làm trong ngành trà không thể quên vụ việc hàng loạt lô trà xuất xứ từ Bảo Lộc (36 tấn) bị Đài Loan trả về trong năm 2015 do có dư lượng fipronil vượt mức cho phép. Hàng ngàn tấn trà khác bị tồn kho, hoạt động sản xuất trà bị ngưng trệ khiến nhiều doanh nghiệp và nông dân điêu đứng. Fipronil là hoạt chất thuốc BVTV thuộc nhóm độc II, không đăng ký sử dụng trên cây trà. Nhưng tại hai khu vực trồng trà lớn nhất tỉnh Lâm Đồng là Bảo Lộc và Bảo Lâm, có đến 96,4% cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV bán loại thuốc có hoạt chất này (được phép sử dụng trên cây cà phê) và người dân thì “vô tư” mua về để chuyên trị bọ xít muỗi hại trà. Người dân đã vậy, nhiều doanh nghiệp chế biến trà cũng không kiểm soát được nguyên liệu đầu vào, nhất là dư lượng thuốc BVTV.
Hệ lụy của việc sử dụng thuốc BVTV tràn lan trên cây trà đã rõ, chính nhà nông và doanh nghiệp sản xuất trà phải trực tiếp gánh chịu thiệt hại. Bởi vậy, không còn cách nào khác là người làm trà phải tự gỡ khó cho mình bằng cách thay đổi tư duy trong sử dụng thuốc BVTV, từ bỏ thói quen thu hái xong là xịt thuốc, chỉ nên chữa bệnh khi có bệnh, sử dụng đúng loại thuốc và liều lượng, đồng thời tuân thủ thời gian cách ly trước khi thu hái. Có như vậy mới làm ra nguồn trà nguyên liệu an toàn - yếu tố quyết định để sản xuất sản phẩm trà chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.