Bình Dương là tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp (KCN) với hàng trăm ngàn công nhân (CN) đang làm việc, trong đó có những doanh nghiệp sử dụng hàng ngàn lao động và tổ chức bữa ăn giữa ca (trưa, chiều) cho CN.
Phần ăn giá chưa tới 15.000 đồng
Theo Nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quy định, mức ăn giữa ca cho công nhân thấp nhất là 15.000 đồng/suất. Tuy nhiên, thực tế không ít doanh nghiệp có mức ăn thấp hơn, hoặc bị “xà xẻo” bớt trong quá trình chế biến, cung cấp nên rất khó đảm bảo chất lượng bữa ăn của CN. Khảo sát mới đây của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Bình Dương cho thấy, không ít suất ăn có giá chỉ từ 10.000 - 12.000 đồng nên không đảm bảo chất lượng và chế độ dinh dưỡng. Đây cũng là nguyên nhân của nhiều vụ CN ngất xỉu hàng loạt do kiệt sức hoặc bị ngộ độc thức ăn. Vụ gần nhất vào ngày 6-5, hàng chục CN Công ty NT Vina (chuyên ngành may mặc) ở thị xã Thuận An phải vào bệnh viện cấp cứu do nôn ói, khó thở sau khi ăn mì gói tại công ty. Mặc dù bệnh nhân sau khi điều trị đã xuất viện ngay trong ngày, nhưng đã khiến không ít CN mệt mỏi, lo lắng với bữa ăn hàng ngày ở công ty.
Đó là chưa kể có những vụ việc nhỏ lẻ nghi ngộ độc thực phẩm hay xảy ra ở các KCN và được sơ cứu tại chỗ hoặc cho nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khỏe nên không trình báo cơ quan chức năng. Trong thực tế, không ít CN đã phải chấp nhận bỏ bữa cơm trưa và bữa phụ tăng ca 3. Anh Huỳnh Văn Nam (29 tuổi, CN ở KCN Đồng An, thị xã Dĩ An) cho biết, đã làm việc được 3 năm nhưng gần 2 năm không ăn cơm trưa và chiều tại công ty mà phải mang theo bánh ngọt ăn thay thế, có nhiều hôm nhịn luôn. “Bữa cơm có thịt gà hoặc thịt heo và canh nhưng chế biến không đảm bảo, nhìn nước kho thịt lõng bõng, rồi liên tưởng đến những vụ ngộ độc thực phẩm nên nhiều CN không dám ăn”, anh Nam cho biết. Chị Nguyễn Thị Thiện (40 tuổi, CN Công ty Chutex, KCN Sóng Thần, tỉnh Bình Dương) cũng thường xuyên nhịn bữa trưa, mang theo túi sữa uống dằn bụng để làm việc tới hết giờ chiều, nhiều hôm rơi vào tình trạng hoa mắt, chóng mặt phải nghỉ mệt ở phòng y tế của công ty. Trong khi đó, quy định tại nhiều công ty, nhà máy lại không cho CN mang thức ăn từ ngoài vào, nhiều người tranh thủ giờ nghỉ trưa ra ngoài ăn cơm, chất lượng đảm bảo hơn với giá từ 22.000 - 25.000 đồng/phần, nhưng nếu bị công ty phát hiện sẽ phạt nên ít người dám ra ngoài ăn.
Cần nâng chất bữa ăn
Với bữa ăn CN, giá của suất ăn là yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng. Một lãnh đạo Cục ATVSTP nhận định, giá thành của suất ăn thấp thì chắc chắn nguyên liệu không đảm bảo vì buộc phải mua các nguyên liệu rẻ, thậm chí rất rẻ được bán trôi nổi trên thị trường nên không đảm bảo chất lượng. Ông Nguyễn Văn Đạt, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh Bình Dương, cho biết mới đây nhất vào cuối tháng 3-2017, chi cục đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Linh Tú (phường Bình Hòa, thị xã Thuận An) 20 triệu đồng vì sử dụng bếp ăn chưa hợp vệ sinh: cống rãnh ở khu vực nhà bếp không thoát, lưu mẫu thức ăn không đúng quy định.
Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi trong đảm bảo ATVSTP, tránh ngộ độc thực phẩm đối với bữa ăn giữa ca của CN chính là các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng bữa ăn, tối thiểu từ 15.000 - 20.000 đồng/suất để đảm bảo sức khỏe dinh dưỡng cho CN, đảm bảo có thể mua được nguồn thực phẩm an toàn. Đây cũng là những phản ánh, kiến nghị của CN và người lao động lên Chi cục ATVSTP và LĐLĐ tỉnh.
Và thiết nghĩ, nếu coi người lao động là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp thì việc tăng chất bữa ăn CN cũng chính là góp phần bảo vệ cái vốn tài sản quý của mỗi doanh nghiệp, giúp người lao động có sức khỏe tốt để làm ra nhiều sản phẩm tốt cho chính doanh nghiệp và xã hội.
Phần ăn giá chưa tới 15.000 đồng
Theo Nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quy định, mức ăn giữa ca cho công nhân thấp nhất là 15.000 đồng/suất. Tuy nhiên, thực tế không ít doanh nghiệp có mức ăn thấp hơn, hoặc bị “xà xẻo” bớt trong quá trình chế biến, cung cấp nên rất khó đảm bảo chất lượng bữa ăn của CN. Khảo sát mới đây của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Bình Dương cho thấy, không ít suất ăn có giá chỉ từ 10.000 - 12.000 đồng nên không đảm bảo chất lượng và chế độ dinh dưỡng. Đây cũng là nguyên nhân của nhiều vụ CN ngất xỉu hàng loạt do kiệt sức hoặc bị ngộ độc thức ăn. Vụ gần nhất vào ngày 6-5, hàng chục CN Công ty NT Vina (chuyên ngành may mặc) ở thị xã Thuận An phải vào bệnh viện cấp cứu do nôn ói, khó thở sau khi ăn mì gói tại công ty. Mặc dù bệnh nhân sau khi điều trị đã xuất viện ngay trong ngày, nhưng đã khiến không ít CN mệt mỏi, lo lắng với bữa ăn hàng ngày ở công ty.
Đó là chưa kể có những vụ việc nhỏ lẻ nghi ngộ độc thực phẩm hay xảy ra ở các KCN và được sơ cứu tại chỗ hoặc cho nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khỏe nên không trình báo cơ quan chức năng. Trong thực tế, không ít CN đã phải chấp nhận bỏ bữa cơm trưa và bữa phụ tăng ca 3. Anh Huỳnh Văn Nam (29 tuổi, CN ở KCN Đồng An, thị xã Dĩ An) cho biết, đã làm việc được 3 năm nhưng gần 2 năm không ăn cơm trưa và chiều tại công ty mà phải mang theo bánh ngọt ăn thay thế, có nhiều hôm nhịn luôn. “Bữa cơm có thịt gà hoặc thịt heo và canh nhưng chế biến không đảm bảo, nhìn nước kho thịt lõng bõng, rồi liên tưởng đến những vụ ngộ độc thực phẩm nên nhiều CN không dám ăn”, anh Nam cho biết. Chị Nguyễn Thị Thiện (40 tuổi, CN Công ty Chutex, KCN Sóng Thần, tỉnh Bình Dương) cũng thường xuyên nhịn bữa trưa, mang theo túi sữa uống dằn bụng để làm việc tới hết giờ chiều, nhiều hôm rơi vào tình trạng hoa mắt, chóng mặt phải nghỉ mệt ở phòng y tế của công ty. Trong khi đó, quy định tại nhiều công ty, nhà máy lại không cho CN mang thức ăn từ ngoài vào, nhiều người tranh thủ giờ nghỉ trưa ra ngoài ăn cơm, chất lượng đảm bảo hơn với giá từ 22.000 - 25.000 đồng/phần, nhưng nếu bị công ty phát hiện sẽ phạt nên ít người dám ra ngoài ăn.
Cần nâng chất bữa ăn
Với bữa ăn CN, giá của suất ăn là yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng. Một lãnh đạo Cục ATVSTP nhận định, giá thành của suất ăn thấp thì chắc chắn nguyên liệu không đảm bảo vì buộc phải mua các nguyên liệu rẻ, thậm chí rất rẻ được bán trôi nổi trên thị trường nên không đảm bảo chất lượng. Ông Nguyễn Văn Đạt, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh Bình Dương, cho biết mới đây nhất vào cuối tháng 3-2017, chi cục đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Linh Tú (phường Bình Hòa, thị xã Thuận An) 20 triệu đồng vì sử dụng bếp ăn chưa hợp vệ sinh: cống rãnh ở khu vực nhà bếp không thoát, lưu mẫu thức ăn không đúng quy định.
Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi trong đảm bảo ATVSTP, tránh ngộ độc thực phẩm đối với bữa ăn giữa ca của CN chính là các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng bữa ăn, tối thiểu từ 15.000 - 20.000 đồng/suất để đảm bảo sức khỏe dinh dưỡng cho CN, đảm bảo có thể mua được nguồn thực phẩm an toàn. Đây cũng là những phản ánh, kiến nghị của CN và người lao động lên Chi cục ATVSTP và LĐLĐ tỉnh.
Và thiết nghĩ, nếu coi người lao động là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp thì việc tăng chất bữa ăn CN cũng chính là góp phần bảo vệ cái vốn tài sản quý của mỗi doanh nghiệp, giúp người lao động có sức khỏe tốt để làm ra nhiều sản phẩm tốt cho chính doanh nghiệp và xã hội.