Nhiều phụ huynh mất ăn, mất ngủ vì chất lượng bữa ăn của con em trong trường học đang bị thả nổi.
“Nói không” với thực phẩm sạch (?!)
Tại cuộc họp ban đại diện cha mẹ học sinh một trường THPT trên địa bàn quận 1, TPHCM, hiệu trưởng cho biết đang bị đau đầu bởi tình trạng công ty TL (chuyên cung cấp suất ăn cho các trường học) đã và đang có dấu hiệu gian lận về số lượng, chất lượng đối với các loại thực phẩm. Điều quan trọng, theo một phụ huynh, trong nhiều lần đến giám sát việc mua và chế biến thức ăn, công ty này đã không chứng minh được nguồn gốc của các lô thực phẩm. Nguyên nhân chính, họ chỉ đi mua hàng trôi nổi nên không thể có được hóa đơn, chứng từ hợp pháp. “Tôi thực sự lo ngại vì không biết họ đang cho con em mình ăn những gì”, phụ huynh nói.
Tại cuộc họp sơ kết chương trình bình ổn thị trường năm 2017 và triển khai chương trình năm 2018 tổ chức vào trung tuần tháng 4-2018, nhiều DN bức xúc khi cho biết đã nhiều lần tiếp xúc với khu vực các trường học để đưa hàng bình ổn vào, nhưng không thành công. Theo bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân, hơn 10 năm tham gia chương trình bình ổn thị trường (ở nhóm các mặt hàng trứng và thịt gia cầm) là chừng đó năm công ty theo đuổi con đường sản xuất sạch. Tính đến nay, Công ty Ba Huân đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng khép kín quy trình chăn nuôi, cung ứng và phân phối hàng hóa theo chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên nhiều năm qua, dù công ty đã tìm mọi cách tiếp cận, thông qua nhiều kênh khác nhau, nhưng vẫn không thể đưa nguồn thực phẩm sạch này vào các bếp ăn tập thể có đông công nhân, các bếp ăn trường học hay các DN chuyên cung cấp suất ăn công nghiệp.
Liên quan đến vấn đề này, một DN giết mổ và cung ứng hàng đầu các loại thịt gia súc, thực phẩm chế biến, cho hay nếu trước đây DN này cung ứng thực phẩm tươi sống cho hơn 800 trường học, thì nay giảm xuống chỉ còn khoảng 300. Nguyên nhân chính là do có sự thay đổi về nhân sự, nhất là hiệu trưởng, nếu họ luân chuyển hoặc về hưu, thì DN sẽ mất luôn phần cung ứng cho trường. Mặt khác, là một DN nên không thể có sự thỏa hiệp “giá nào cũng bán”, hoặc phải chi hoa hồng cho đầu bếp của trường, nên việc bị từ chối cũng là dễ hiểu. Nếu không có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống thì DN sản xuất chân chính sẽ không thể cạnh tranh với hàng trôi nổi, kém chất lượng.
Vì sao thực phẩm sạch khó vào bếp ăn tập thể?
Mới đây, tại hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo TPHCM với các DN tiêu biểu, vấn đề ATVSTP trong trường học cũng được đặt ra. Theo bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng giám đốc Công ty Saigon Food, chất lượng thực phẩm liên quan đến chất lượng cuộc sống, chất lượng giống nòi, nên ATVSTP tại các trường học phải được đặt lên hàng đầu. Trên thực tế, mảng thực phẩm cung ứng các trường học cho đến nay chưa được kiểm soát tốt. Các DN có thương hiệu, đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng cao, nhưng chưa tiếp cận được với các trường học vì nhiều nguyên nhân.
Vì sao thực phẩm sạch khó bán vào trường học? Một DN đề nghị giấu tên cho biết, họ đã đi làm việc kết hợp với điều tra về nguồn thực phẩm tại nhiều công ty chuyên cung cấp suất ăn cho trường học, các bếp ăn tập thể, kết quả, hầu hết nguồn cung đầu vào đều là hàng trôi nổi. Khi đặt vấn đề đưa thực phẩm của DN này vào, các bếp trưởng đề nghị phải được chiết khấu 20% - 30% tùy mặt hàng. “Tôi cam đoan, bếp trưởng sẽ không bao giờ dám ăn đồ họ nấu, nhưng chính con em chúng ta đang học trong các trường sẽ phải ăn. Chúng tôi sản xuất hàng sạch nên không thể có được mức lời để chiết khấu cao như đề nghị, nên từ đó đến nay phải bỏ rơi luôn mảng bếp ăn tập thể”, DN này kết luận.
Nhiều ý kiến cho rằng, năm học 2017-2018 sắp kết thúc. Đây sẽ là thời gian vàng để TPHCM thiết lập lại các quy định về nguồn gốc, tăng cường kiểm tra chất lượng, ATVSTP tại các bếp ăn tập thể. Đối với những công ty chuyên cung cấp suất ăn công nghiệp, cần có sự giám sát, chế tài thật nghiêm để loại trừ việc mua thực phẩm trôi nổi, kém chất lượng, không đảm bảo an toàn để chế biến.
Để kết thúc bài viết, chúng tôi có thể tạm dẫn cách làm của huyện Củ Chi về ATVSTP trong trường học. Theo đồng chí Trương Văn Thống, Bí thư Huyện ủy huyện Củ Chi, trong định hướng phát triển, huyện đang khuyến khích người dân sản xuất và tiêu dùng các mặt hàng nông sản đạt chất lượng, đảm bảo ATVSTP. Cụ thể, trong kinh doanh, huyện đề nghị tiểu thương tại 16 chợ truyền thống phải tham gia bán thịt heo, thịt và trứng gia cầm, rau củ quả đã được truy xuất nguồn gốc, tiến tới loại bỏ dần các loại thực phẩm không đảm bảo ATVSTP.
Trong tiêu dùng, huyện đã yêu cầu tất cả các trường học phải sử dụng thực phẩm được mua từ hệ thống siêu thị Co.opmart, tuyệt đối không mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Huyện cũng đề nghị phía Co.opmart không tính chiết khấu cho người đi mua hàng mà giảm giá trực tiếp vào mỗi sản phẩm, nhằm kéo giảm giá tiền nhưng vẫn đảm bảo chất lượng bữa ăn cho học sinh. Ngoài ra, huyện cũng tổ chức thường xuyên các đợt kiểm tra, giám sát việc thực hiện, nếu phát hiện vi phạm, hiệu trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước lãnh đạo huyện.
“Nói không” với thực phẩm sạch (?!)
Tại cuộc họp ban đại diện cha mẹ học sinh một trường THPT trên địa bàn quận 1, TPHCM, hiệu trưởng cho biết đang bị đau đầu bởi tình trạng công ty TL (chuyên cung cấp suất ăn cho các trường học) đã và đang có dấu hiệu gian lận về số lượng, chất lượng đối với các loại thực phẩm. Điều quan trọng, theo một phụ huynh, trong nhiều lần đến giám sát việc mua và chế biến thức ăn, công ty này đã không chứng minh được nguồn gốc của các lô thực phẩm. Nguyên nhân chính, họ chỉ đi mua hàng trôi nổi nên không thể có được hóa đơn, chứng từ hợp pháp. “Tôi thực sự lo ngại vì không biết họ đang cho con em mình ăn những gì”, phụ huynh nói.
Tại cuộc họp sơ kết chương trình bình ổn thị trường năm 2017 và triển khai chương trình năm 2018 tổ chức vào trung tuần tháng 4-2018, nhiều DN bức xúc khi cho biết đã nhiều lần tiếp xúc với khu vực các trường học để đưa hàng bình ổn vào, nhưng không thành công. Theo bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân, hơn 10 năm tham gia chương trình bình ổn thị trường (ở nhóm các mặt hàng trứng và thịt gia cầm) là chừng đó năm công ty theo đuổi con đường sản xuất sạch. Tính đến nay, Công ty Ba Huân đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng khép kín quy trình chăn nuôi, cung ứng và phân phối hàng hóa theo chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên nhiều năm qua, dù công ty đã tìm mọi cách tiếp cận, thông qua nhiều kênh khác nhau, nhưng vẫn không thể đưa nguồn thực phẩm sạch này vào các bếp ăn tập thể có đông công nhân, các bếp ăn trường học hay các DN chuyên cung cấp suất ăn công nghiệp.
Liên quan đến vấn đề này, một DN giết mổ và cung ứng hàng đầu các loại thịt gia súc, thực phẩm chế biến, cho hay nếu trước đây DN này cung ứng thực phẩm tươi sống cho hơn 800 trường học, thì nay giảm xuống chỉ còn khoảng 300. Nguyên nhân chính là do có sự thay đổi về nhân sự, nhất là hiệu trưởng, nếu họ luân chuyển hoặc về hưu, thì DN sẽ mất luôn phần cung ứng cho trường. Mặt khác, là một DN nên không thể có sự thỏa hiệp “giá nào cũng bán”, hoặc phải chi hoa hồng cho đầu bếp của trường, nên việc bị từ chối cũng là dễ hiểu. Nếu không có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống thì DN sản xuất chân chính sẽ không thể cạnh tranh với hàng trôi nổi, kém chất lượng.
Vì sao thực phẩm sạch khó vào bếp ăn tập thể?
Mới đây, tại hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo TPHCM với các DN tiêu biểu, vấn đề ATVSTP trong trường học cũng được đặt ra. Theo bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng giám đốc Công ty Saigon Food, chất lượng thực phẩm liên quan đến chất lượng cuộc sống, chất lượng giống nòi, nên ATVSTP tại các trường học phải được đặt lên hàng đầu. Trên thực tế, mảng thực phẩm cung ứng các trường học cho đến nay chưa được kiểm soát tốt. Các DN có thương hiệu, đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng cao, nhưng chưa tiếp cận được với các trường học vì nhiều nguyên nhân.
Vì sao thực phẩm sạch khó bán vào trường học? Một DN đề nghị giấu tên cho biết, họ đã đi làm việc kết hợp với điều tra về nguồn thực phẩm tại nhiều công ty chuyên cung cấp suất ăn cho trường học, các bếp ăn tập thể, kết quả, hầu hết nguồn cung đầu vào đều là hàng trôi nổi. Khi đặt vấn đề đưa thực phẩm của DN này vào, các bếp trưởng đề nghị phải được chiết khấu 20% - 30% tùy mặt hàng. “Tôi cam đoan, bếp trưởng sẽ không bao giờ dám ăn đồ họ nấu, nhưng chính con em chúng ta đang học trong các trường sẽ phải ăn. Chúng tôi sản xuất hàng sạch nên không thể có được mức lời để chiết khấu cao như đề nghị, nên từ đó đến nay phải bỏ rơi luôn mảng bếp ăn tập thể”, DN này kết luận.
Nhiều ý kiến cho rằng, năm học 2017-2018 sắp kết thúc. Đây sẽ là thời gian vàng để TPHCM thiết lập lại các quy định về nguồn gốc, tăng cường kiểm tra chất lượng, ATVSTP tại các bếp ăn tập thể. Đối với những công ty chuyên cung cấp suất ăn công nghiệp, cần có sự giám sát, chế tài thật nghiêm để loại trừ việc mua thực phẩm trôi nổi, kém chất lượng, không đảm bảo an toàn để chế biến.
Để kết thúc bài viết, chúng tôi có thể tạm dẫn cách làm của huyện Củ Chi về ATVSTP trong trường học. Theo đồng chí Trương Văn Thống, Bí thư Huyện ủy huyện Củ Chi, trong định hướng phát triển, huyện đang khuyến khích người dân sản xuất và tiêu dùng các mặt hàng nông sản đạt chất lượng, đảm bảo ATVSTP. Cụ thể, trong kinh doanh, huyện đề nghị tiểu thương tại 16 chợ truyền thống phải tham gia bán thịt heo, thịt và trứng gia cầm, rau củ quả đã được truy xuất nguồn gốc, tiến tới loại bỏ dần các loại thực phẩm không đảm bảo ATVSTP.
Trong tiêu dùng, huyện đã yêu cầu tất cả các trường học phải sử dụng thực phẩm được mua từ hệ thống siêu thị Co.opmart, tuyệt đối không mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Huyện cũng đề nghị phía Co.opmart không tính chiết khấu cho người đi mua hàng mà giảm giá trực tiếp vào mỗi sản phẩm, nhằm kéo giảm giá tiền nhưng vẫn đảm bảo chất lượng bữa ăn cho học sinh. Ngoài ra, huyện cũng tổ chức thường xuyên các đợt kiểm tra, giám sát việc thực hiện, nếu phát hiện vi phạm, hiệu trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước lãnh đạo huyện.
Hội Lương thực thực phẩm kiến nghị UBND TPHCM chỉ đạo quyết liệt để các DN trong hội được đấu thầu, đưa sản phẩm an toàn vào trường học. Các DN sẽ dùng công nghệ để phụ huynh có thể theo dõi, kiểm soát, thậm chí chọn món ăn cho con mình. “Tôi rất nóng lòng khi mỗi năm Saigon Food xuất khẩu 15.000 tấn thực phẩm chế biến các loại vào thị trường Nhật Bản, trong khi học sinh trong nước lại không được sử dụng nguồn thực phẩm có chất lượng và an toàn”, bà Lê Thị Thanh Lâm nói.