Đây là những thông tin cảnh báo được Bộ Y tế đưa ra tại lễ mít tinh diễn ra ngày 28-5, tại Hà Nội, nhằm hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá với chủ đề “Sử dụng thuốc lá - mối đe dọa sự phát triển bền vững của các quốc gia”.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, công tác phòng chống tác hại thuốc lá của Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Nếu như vào năm 2007, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu ở thanh thiếu niên Việt Nam là 3,3% thì hiện nay giảm xuống còn 2,5%. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động trong học sinh giảm giảm 18,8%. Cùng với đó, tỷ lệ hút thuốc lá điếu của nam giới khu vực thành thị cũng giảm 6,5%. Hút thuốc thụ động trên các phương tiện giao thông công cộng giảm từ 34,4% xuống 19,4%.
Tuy nhiên, dù số người hút thuốc lá và hút thuốc thụ động ở đang giảm nhưng Việt Nam vẫn trong danh sách 15 nước có số người sử dụng thuốc lá nhiều nhất thế giới. Thống kê cho thấy, cả nước hiện còn tới 40% nam giới ở tuổi trưởng thành hút thuốc, tương đương với 16 triệu người, trong đó đối với nữ giới cũng có khoảng 1,4%. Đáng chú ý, việc giám sát và xử phạt hành vi hút thuốc ở những nơi công cộng, nơi có biển cấm hút thuốc như: trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, nhà ga... vẫn hạn chế. Trong khi đó, thuốc lá ở nước ta vẫn đang được bán tràn lan, bất kể ai, thậm chí trẻ nhỏ cũng có thể dễ dàng mua được thuốc lá ở nơi công cộng, đặc biệt là quán nhậu, cà phê, nhà hàng, địa điểm vui chơi. Hơn nữa, do mức thuế thấp, giá bán quá rẻ và không kiểm soát chặt các điều kiện cần thiết về kinh doanh thuốc lá đã khiến việc tiếp cận và sử dụng thuốc lá không đâu dễ dàng như ở nước ta. Ông Lokky Wai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, cho biết, thuế thuốc lá ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 40% giá bán lẻ hiện nay, thấp hơn mức trung bình của thế giới (58%) và thấp hơn rất nhiều so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (75%) so với giá bán lẻ.
Rõ ràng tình trạng hút thuốc lá ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang là vấn đề báo động và là nhân tố lớn nhất gây ra sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm toàn cầu có tới 7 triệu người tử vong do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá. Còn nghiên cứu của Bộ Y tế đã chỉ ra trong khói thuốc lá có tới 7.000 chất hóa học, trong đó hầu hết là chất độc hại gây ra nhiều nhóm bệnh rất nguy hiểm. Chỉ tính riêng về ung thư, trong thuốc lá có hơn 200 chất gây ung thư. Thống kê cho thấy, tại nước ta, tỷ lệ bệnh tật và tử vong sớm do sử dụng thuốc lá chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật. Tệ hơn, sử dụng thuốc lá còn là một trong những nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của quốc gia. Hiện nay, tại Việt Nam, tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm do thuốc lá gây ra 5 nhóm bệnh gồm: ung thư phổi, ung thư hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... là hơn 23.000 tỷ đồng/năm. Trong khi đó, qua điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành ở Việt Nam cho thấy mỗi năm chúng ta đốt hơn 30.000 tỷ đồng để mua thuốc lá.
Hậu quả và những tác hại khôn lường do thuốc lá gây ra cho sức khỏe, kinh tế, xã hội và sự phát triển của mỗi quốc gia là rất nghiêm trọng. Đòi hỏi những người đang hút thuốc lá, nhất là thế hệ trẻ cần phải dừng ngay và từ bỏ việc hút thuốc để bảo vệ môi trường, sức khỏe chính bản thân và những người xung quanh. Đồng thời, Chính phủ và bộ ngành chức năng cần tăng thuế thuốc lá, siết chặt việc kinh doanh, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi thuốc lá, tổ chức giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm các trường hợp hút thuốc nơi công cộng, nhằm làm giảm số người hút thuốc lá, góp phần đảm bảo cho một tương lai lành mạnh và bền vững hơn.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, công tác phòng chống tác hại thuốc lá của Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Nếu như vào năm 2007, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu ở thanh thiếu niên Việt Nam là 3,3% thì hiện nay giảm xuống còn 2,5%. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động trong học sinh giảm giảm 18,8%. Cùng với đó, tỷ lệ hút thuốc lá điếu của nam giới khu vực thành thị cũng giảm 6,5%. Hút thuốc thụ động trên các phương tiện giao thông công cộng giảm từ 34,4% xuống 19,4%.
Tuy nhiên, dù số người hút thuốc lá và hút thuốc thụ động ở đang giảm nhưng Việt Nam vẫn trong danh sách 15 nước có số người sử dụng thuốc lá nhiều nhất thế giới. Thống kê cho thấy, cả nước hiện còn tới 40% nam giới ở tuổi trưởng thành hút thuốc, tương đương với 16 triệu người, trong đó đối với nữ giới cũng có khoảng 1,4%. Đáng chú ý, việc giám sát và xử phạt hành vi hút thuốc ở những nơi công cộng, nơi có biển cấm hút thuốc như: trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, nhà ga... vẫn hạn chế. Trong khi đó, thuốc lá ở nước ta vẫn đang được bán tràn lan, bất kể ai, thậm chí trẻ nhỏ cũng có thể dễ dàng mua được thuốc lá ở nơi công cộng, đặc biệt là quán nhậu, cà phê, nhà hàng, địa điểm vui chơi. Hơn nữa, do mức thuế thấp, giá bán quá rẻ và không kiểm soát chặt các điều kiện cần thiết về kinh doanh thuốc lá đã khiến việc tiếp cận và sử dụng thuốc lá không đâu dễ dàng như ở nước ta. Ông Lokky Wai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, cho biết, thuế thuốc lá ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 40% giá bán lẻ hiện nay, thấp hơn mức trung bình của thế giới (58%) và thấp hơn rất nhiều so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (75%) so với giá bán lẻ.
Rõ ràng tình trạng hút thuốc lá ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang là vấn đề báo động và là nhân tố lớn nhất gây ra sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm toàn cầu có tới 7 triệu người tử vong do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá. Còn nghiên cứu của Bộ Y tế đã chỉ ra trong khói thuốc lá có tới 7.000 chất hóa học, trong đó hầu hết là chất độc hại gây ra nhiều nhóm bệnh rất nguy hiểm. Chỉ tính riêng về ung thư, trong thuốc lá có hơn 200 chất gây ung thư. Thống kê cho thấy, tại nước ta, tỷ lệ bệnh tật và tử vong sớm do sử dụng thuốc lá chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật. Tệ hơn, sử dụng thuốc lá còn là một trong những nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của quốc gia. Hiện nay, tại Việt Nam, tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm do thuốc lá gây ra 5 nhóm bệnh gồm: ung thư phổi, ung thư hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... là hơn 23.000 tỷ đồng/năm. Trong khi đó, qua điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành ở Việt Nam cho thấy mỗi năm chúng ta đốt hơn 30.000 tỷ đồng để mua thuốc lá.
Hậu quả và những tác hại khôn lường do thuốc lá gây ra cho sức khỏe, kinh tế, xã hội và sự phát triển của mỗi quốc gia là rất nghiêm trọng. Đòi hỏi những người đang hút thuốc lá, nhất là thế hệ trẻ cần phải dừng ngay và từ bỏ việc hút thuốc để bảo vệ môi trường, sức khỏe chính bản thân và những người xung quanh. Đồng thời, Chính phủ và bộ ngành chức năng cần tăng thuế thuốc lá, siết chặt việc kinh doanh, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi thuốc lá, tổ chức giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm các trường hợp hút thuốc nơi công cộng, nhằm làm giảm số người hút thuốc lá, góp phần đảm bảo cho một tương lai lành mạnh và bền vững hơn.