Bà Nguyễn Thị Kim Liên, đại diện Sở Tư pháp cho rằng việc tạm hoãn xuất cảnh với các trường hợp chưa thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính là cần thiết.
Theo bà Kim Liên, có những trường hợp mức xử phạt ít, nhưng cũng có trường hợp mức xử phạt lên tới hàng tỷ đồng như vi phạm trong lĩnh vực môi trường. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt cũng rất khó khăn. Do vậy, tạm hoãn xuất cảnh là cần thiết chứ không phải là “quá nghiêm khắc” như một số ý kiến góp ý.
Đại diện Cục Thuế TPHCM cũng ủng hộ việc tạm hoãn xuất cảnh những trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế. Bởi, nhiều trường hợp cơ quan thuế đã làm hết mọi biện pháp nhưng không chịu nộp, tới khi ra sân bay bị chặn lại, rồi mới chủ động liên hệ với cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ thuế.
“Nên định lượng mức nợ thuế như thế nào, chứ có trường hợp chỉ nợ thuế 500 ngàn đồng, khi đi cả gia đình ra sân bay thì bị chặn lại”, thượng tá Nghiệm nói. |
Ý kiến này được nhiều đại biểu đồng tình.
Một số đại biểu cũng cho rằng nên xem lại việc tạm hoãn xuất cảnh với trường hợp chưa thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, hoặc nếu có cũng cần định lượng kỹ lưỡng, tránh việc bị phản ứng vì hạn chế quyền công dân.
Chủ trì hội thảo, đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM ghi nhận những góp ý này. Đại biểu Tuyết cũng gợi ý việc tra cứu về thuế, bởi có những trường hợp không biết mình vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế, chứ không cố tình trốn.
“Trong bối cảnh hội nhập, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh là đạo luật rất quan trọng. Luật phải vừa tạo thuận lợi cho công dân được hưởng quyền của mình, vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật”, đại biểu Tuyết nhấn mạnh. |