Rác thải nhựa chính là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi loại rác này không có khả năng phân hủy sinh học. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải nhựa gây ra đang trở thành nhiệm vụ cấp bách của mỗi quốc gia.
Mua sản phẩm giải khát đựng trong chai nhựa Ảnh: THÀNH TRÍ
1,8 tấn rác thải nhựa ra môi trường/năm
Thống kê của Tổ chức Việt Nam sạch và xanh cho thấy, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất, với khoảng 1,8 triệu tấn ra môi trường mỗi năm. Ngày nay, không khó để tìm thấy những sản phẩm làm từ nhựa trong các vật dụng hàng ngày. Túi ni lông, vỏ chai nước, ống hút, tăm bông… đều là sản phẩm chỉ sử dụng một lần, song lượng nhựa đó khi thải ra môi trường gần như không tự phân hủy. Theo bà Nguyễn Thị Hoài Linh, Giám đốc Tổ chức Hành động vì môi trường và Phát triển tại Việt Nam (ENDA Vietnam), không chỉ là quốc gia đứng thứ 5 về phát thải rác thải nhựa, mà Việt Nam còn được biết đến là nước có số lượng rác nhựa thải ra gấp đôi so với các nước có thu nhập thấp. Sự tích tụ của các mảnh rác vụn trong môi trường là vấn đề do con người tạo ra, vì vậy đòi hỏi một giải pháp đến từ con người. Rác thải nhựa ở đại dương sẽ phá hủy môi trường tự nhiên, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của các loại thủy sản. Trên đất liền, rác thải nhựa có ở nhiều nơi và gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống con người. Tại TPHCM, thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy, TPHCM hiện chịu nhiều áp lực từ các vấn đề liên quan đến chất thải rắn đô thị, với lượng phát sinh trung bình 8.000 - 8.500 tấn/ngày. Trong đó, thành phần nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao (chỉ sau rác thực phẩm). Tỷ lệ rác thải nhựa phát thải nhiều nhất là ở siêu thị, trung tâm thương mại; kế đến là khu vực văn phòng và các hộ gia đình. Ước tính mỗi năm có khoảng 250.000 - 300.000 tấn chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn TPHCM. Cùng với sự phát triển dân số và kinh tế, lượng chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn TPHCM ngày càng tăng. Một phần chất thải nhựa được chôn lấp cùng với chất thải rắn sinh hoạt, một phần khác được tái chế nhưng chủ yếu với công nghệ thô sơ, do đó phát sinh nhiều vấn đề về môi trường và chất lượng sản phẩm tái chế không cao. Nếu dân số TPHCM giữ tốc độ tăng bình quân 3,5%/năm (tự nhiên và cơ học), ước tính đến năm 2020, lượng nhựa tiêu thụ cũng như lượng chất thải nhựa phát sinh tại TPHCM sẽ vào khoảng 400.000 tấn/năm. Lượng chất thải này sẽ là gánh nặng đối với công tác quản lý môi trường của thành phố. Đẩy mạnh hoạt động 3T
Trong thành phần chất thải đô thị và công nghiệp, tỷ lệ chất thải nhựa chỉ đứng sau chất thải thực phẩm và chất thải giấy. Việc tái chế với công nghệ phù hợp sẽ giúp thu gom và xử lý chất thải nhựa theo cách thân thiện môi trường và có thể chuyển đổi thành tài nguyên, mang lại tiềm năng lớn cho bảo tồn tài nguyên và giảm phát thải khí nhà kính. Nhưng ở Việt Nam, việc tái chế chất thải nhựa vẫn còn nhiều nan giải. Các chuyên gia cho rằng, lượng rác nhựa thải ra ngày một nhiều, trong khi công tác xử lý, tái chế còn yếu kém, dẫn đến số lượng rác này đang bị thải bỏ vô tội vạ ra môi trường đất, xuống biển, gây ra những hậu quả khôn lường cho môi trường sống của con người. Nếu chúng ta đẩy mạnh công tác 3T (tiết giảm, tái chế, tái sử dụng) sẽ mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và kinh tế. Cần có ý thức sử dụng những túi xách bằng nguyên liệu thân thiện môi trường, những vật dùng có thể tái sử dụng nhiều lần. Ống hút bằng thân cây sậy, thủy tinh, inox… là những sản phẩm có thể thay thế cho ống hút nhựa; các vật dụng thường làm bằng nhựa như bàn chải đánh răng, bàn chải giặt quần áo cũng có thể chế tạo từ gỗ hoặc các vật liệu thân thiện môi trường. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính trong việc thực hiện các dự án tái chế rác thải nhựa, dự án nghiên cứu sản xuất sản phẩm bằng nguyên liệu thân thiện môi trường. Đồng thời, Nhà nước cần ban hành các chính sách giảm sản xuất đồ dùng bằng nhựa, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp sản xuất đồ dùng bằng nguyên liệu thân thiện với môi trường thay thế đồ dùng bằng nhựa. Theo TS Lê Văn Khoa, Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách khoa TPHCM, để giải quyết lâu dài các vấn đề liên quan đến rác thải nhựa, chúng ta cần đẩy mạnh triển khai biện pháp quản lý chất thải rắn theo hướng 3T, tái chế rác thải nhựa sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Cụ thể, về mặt xã hội, tái chế chất thải nhựa, đặc biệt là hoạt động thu gom và phân loại chất thải nhựa sẽ tạo cơ hội việc làm cho lao động trình độ thấp. Giảm lượng rác thải cần chôn lấp, có nghĩa giảm áp lực về diện tích đất dành chôn lấp và đất sẽ được sử dụng vào các mục đích công cộng khác. Góp phần bình ổn giá nguyên liệu cũng như sản phẩm nhựa trong nước. Về mặt môi trường, tác động đầu tiên sẽ là tiết kiệm năng lượng cho sản xuất hạt nhựa nguyên sinh, bảo tồn tài nguyên không thể tái tạo. Nhựa được sản xuất từ dầu mỏ, giúp tiết kiệm tài nguyên không thể tái tạo là dầu mỏ. Bên cạnh đó, thu gom và tái chế chất thải nhựa hiệu quả, giúp giảm thiểu hàng loạt vấn đề môi trường liên quan như mất mỹ quan đô thị, tắc nghẽn cống rãnh, suy thoái đất... Trong quy hoạch tổng thể ngành nhựa, Bộ Công thương đã đưa việc phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa là 1 trong 3 chương trình trọng điểm. Theo đó, việc hình thành các nhà máy tái chế phế liệu nhựa sẽ là bước khởi đầu trong nỗ lực tái chế rác thải nhựa hiện na.
Trong thành phần chất thải đô thị và công nghiệp, tỷ lệ chất thải nhựa chỉ đứng sau chất thải thực phẩm và chất thải giấy. Việc tái chế với công nghệ phù hợp sẽ giúp thu gom và xử lý chất thải nhựa theo cách thân thiện môi trường và có thể chuyển đổi thành tài nguyên, mang lại tiềm năng lớn cho bảo tồn tài nguyên và giảm phát thải khí nhà kính. Nhưng ở Việt Nam, việc tái chế chất thải nhựa vẫn còn nhiều nan giải. Các chuyên gia cho rằng, lượng rác nhựa thải ra ngày một nhiều, trong khi công tác xử lý, tái chế còn yếu kém, dẫn đến số lượng rác này đang bị thải bỏ vô tội vạ ra môi trường đất, xuống biển, gây ra những hậu quả khôn lường cho môi trường sống của con người. Nếu chúng ta đẩy mạnh công tác 3T (tiết giảm, tái chế, tái sử dụng) sẽ mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và kinh tế. Cần có ý thức sử dụng những túi xách bằng nguyên liệu thân thiện môi trường, những vật dùng có thể tái sử dụng nhiều lần. Ống hút bằng thân cây sậy, thủy tinh, inox… là những sản phẩm có thể thay thế cho ống hút nhựa; các vật dụng thường làm bằng nhựa như bàn chải đánh răng, bàn chải giặt quần áo cũng có thể chế tạo từ gỗ hoặc các vật liệu thân thiện môi trường. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính trong việc thực hiện các dự án tái chế rác thải nhựa, dự án nghiên cứu sản xuất sản phẩm bằng nguyên liệu thân thiện môi trường. Đồng thời, Nhà nước cần ban hành các chính sách giảm sản xuất đồ dùng bằng nhựa, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp sản xuất đồ dùng bằng nguyên liệu thân thiện với môi trường thay thế đồ dùng bằng nhựa. Theo TS Lê Văn Khoa, Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách khoa TPHCM, để giải quyết lâu dài các vấn đề liên quan đến rác thải nhựa, chúng ta cần đẩy mạnh triển khai biện pháp quản lý chất thải rắn theo hướng 3T, tái chế rác thải nhựa sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Cụ thể, về mặt xã hội, tái chế chất thải nhựa, đặc biệt là hoạt động thu gom và phân loại chất thải nhựa sẽ tạo cơ hội việc làm cho lao động trình độ thấp. Giảm lượng rác thải cần chôn lấp, có nghĩa giảm áp lực về diện tích đất dành chôn lấp và đất sẽ được sử dụng vào các mục đích công cộng khác. Góp phần bình ổn giá nguyên liệu cũng như sản phẩm nhựa trong nước. Về mặt môi trường, tác động đầu tiên sẽ là tiết kiệm năng lượng cho sản xuất hạt nhựa nguyên sinh, bảo tồn tài nguyên không thể tái tạo. Nhựa được sản xuất từ dầu mỏ, giúp tiết kiệm tài nguyên không thể tái tạo là dầu mỏ. Bên cạnh đó, thu gom và tái chế chất thải nhựa hiệu quả, giúp giảm thiểu hàng loạt vấn đề môi trường liên quan như mất mỹ quan đô thị, tắc nghẽn cống rãnh, suy thoái đất... Trong quy hoạch tổng thể ngành nhựa, Bộ Công thương đã đưa việc phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa là 1 trong 3 chương trình trọng điểm. Theo đó, việc hình thành các nhà máy tái chế phế liệu nhựa sẽ là bước khởi đầu trong nỗ lực tái chế rác thải nhựa hiện na.