Thực hiện kế hoạch “Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2016-2020” của UBND TPHCM, trong đó có hai nội dung phấn đấu đến năm 2020, 40% trẻ em độ tuổi tiểu học, THCS biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước và hàng năm mỗi quận, huyện xây mới tối thiểu 1 hồ bơi, trong vòng 2 năm trở lại đây, phổ cập bơi lội ở trường học đã có nhiều khởi sắc.
Hàng loạt hồ bơi mới “tượng hình”
Mấy ngày qua, câu chuyện được nhiều phụ huynh Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (quận Bình Thạnh) quan tâm không phải là các hoạt động hè do trường tổ chức, mà là thông tin nhà trường chuẩn bị khởi công công trình xây dựng hồ bơi phục vụ nhu cầu bơi lội của học sinh ngay tại trường. Như vậy, bên cạnh hồ bơi đạt chuẩn đã hoạt động nhiều năm qua khá hiệu quả tại Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Bình Thạnh), Nguyễn Đình Chiểu là một trong những trường tiểu học hiếm hoi trên địa bàn dám mạnh dạn đầu tư xây dựng hồ bơi. Chị Huỳnh Minh Ngọc, phụ huynh có con đang học lớp 2 tại trường, cho biết: “Trước đây muốn cho con học bơi, tôi phải chở cháu qua tận hồ bơi Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1). Khoảng cách đi lại xa, mẹ mất nhiều thời gian đưa đón trong khi con buồn vì không được học chung với bạn cùng lớp. Giờ biết được thông tin trường sẽ xây dựng hồ bơi, phụ huynh chúng tôi mừng lắm”.
Tương tự, tại quận 8, trước năm học 2016-2017, tất cả trường tiểu học và THCS trên địa bàn đều không có hồ bơi. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm học 2016-2017, toàn quận đã đưa vào sử dụng 3 hồ bơi di động tại trường tiểu học và 2 hồ bơi kiên cố tại các trường THCS. Dự kiến trong năm học 2017-2018, quận sẽ xây dựng thêm 5 hồ bơi, trong đó 1 hồ kiên cố và 4 hồ di động đặt tại các trường tiểu học, nhằm tạo thêm điều kiện phổ cập bơi lội trên địa bàn. Tại Nhà Bè, đại diện Phòng Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) huyện cho biết, trong năm học tới, huyện Nhà Bè sẽ đầu tư xây dựng thêm 2 hồ bơi tại Trường Tiểu học Trang Tấn Khương và Trường THCS Lê Văn Hưu. Những năm kế tiếp, Phòng GD-ĐT sẽ tiếp tục chọn một số trường có diện tích đất đai phù hợp để xây dựng hồ bơi kiên cố hoặc lắp đặt hồ bơi di động, phục vụ nhu cầu học bơi của học sinh trong huyện.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM, năm học 2016-2017, toàn TP có 572.714 học sinh tiểu học, trong đó có 156.036 học sinh các khối 3, 4, 5 đã được phổ cập bơi, đạt tỷ lệ 45,38%. Một số quận, huyện có tỷ lệ phổ cập bơi lội cho học sinh đạt trên 70% là quận 1, 4, 5, 7, Gò Vấp... So với những năm học trước, tỷ lệ này được xem là có bước chuyển mình rõ rệt, bước đầu tạo được sức lan tỏa, thu hút ngày càng đông gia đình phụ huynh đăng ký cho con học bơi.
Tăng nguồn xã hội hóa
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc phổ cập bơi lội cho học sinh nhưng ở một số quận có áp lực cao về gia tăng dân số như quận 12, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức, việc xây dựng hồ bơi ngay tại trường vẫn là “giấc mơ chưa thể thực hiện”. Chia sẻ với chúng tôi, hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Bình Tân cho biết: “Năm nào tôi cũng được Phòng GD-ĐT kêu gọi xem xét phương án lắp đặt hồ bơi di động ngay tại trường, nhưng lực bất tòng tâm. Chỉ nội việc tính toán phòng ốc, phân chia sĩ số giữa các khối lớp đã là bài toán khó đặt ra cho chúng tôi. Học sinh năm nào cũng tăng theo cấp số nhân, trong khi diện tích không thể nở nồi, nên chỉ còn cách dồn sức cho nhu cầu chính của các em là việc học, các nhu cầu khác như rèn luyện sức khỏe, tăng cường kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoại khóa chỉ biết… để đó từ từ tính sau”. Trước mắt, để giải quyết khó khăn này, từ đầu năm học 2016-2017, Phòng GD-ĐT quận Bình Tân đã ký liên tịch với Trung tâm Văn hóa - Thể dục thể thao quận; trong đó phía trung tâm có nhiệm vụ hỗ trợ tìm hồ bơi, hợp tác với các hồ bơi tư nhân trong và ngoài quận để tổ chức cho học sinh đến học bơi. Trong khoảng 2 - 3 năm đầu, địa phương sẽ phổ cập bơi cho học sinh lớp 3 và lớp 6, các khối còn lại sẽ thực hiện theo lộ trình.
Tương tự, tại quận Gò Vấp, dù các trường học không có hồ bơi nhưng toàn quận có tất cả 12 hồ bơi, gồm 2 hồ của Nhà Văn hóa và Nhà Thiếu nhi quận Gò Vấp, 10 hồ bơi còn lại của các đơn vị tư nhân. Để đáp ứng nhu cầu học bơi của học sinh, hiện nay các trường học trên địa bàn quận đều ký hợp đồng tổ chức đưa học sinh đến hồ bơi để phổ cập môn bơi lội. Riêng ở quận 1, nhiều năm qua, theo kế hoạch hợp tác giữa địa phương với Câu lạc bộ bơi Nguyễn Bỉnh Khiêm, tất cả học sinh lớp 3 đang học tập tại các trường tiểu học trên địa bàn quận đều có thể đến đăng ký học bơi miễn phí. Trường hợp hoàn cảnh học sinh khó khăn, các em còn được hỗ trợ đồ bơi, kính bơi và các phương tiện tập luyện. Tính đến nay, sau hơn 7 năm thực hiện, đã có khoảng 30.000 lượt trẻ đến học bơi và trên 90% trẻ làm chủ được bản thân, biết ứng phó trong môi trường nước. Đây được xem là một trong những nỗ lực của địa phương nói chung, các trường học trên địa bàn quận nói riêng trong việc phổ cập bơi lội cho học sinh.
Hàng loạt hồ bơi mới “tượng hình”
Mấy ngày qua, câu chuyện được nhiều phụ huynh Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (quận Bình Thạnh) quan tâm không phải là các hoạt động hè do trường tổ chức, mà là thông tin nhà trường chuẩn bị khởi công công trình xây dựng hồ bơi phục vụ nhu cầu bơi lội của học sinh ngay tại trường. Như vậy, bên cạnh hồ bơi đạt chuẩn đã hoạt động nhiều năm qua khá hiệu quả tại Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Bình Thạnh), Nguyễn Đình Chiểu là một trong những trường tiểu học hiếm hoi trên địa bàn dám mạnh dạn đầu tư xây dựng hồ bơi. Chị Huỳnh Minh Ngọc, phụ huynh có con đang học lớp 2 tại trường, cho biết: “Trước đây muốn cho con học bơi, tôi phải chở cháu qua tận hồ bơi Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1). Khoảng cách đi lại xa, mẹ mất nhiều thời gian đưa đón trong khi con buồn vì không được học chung với bạn cùng lớp. Giờ biết được thông tin trường sẽ xây dựng hồ bơi, phụ huynh chúng tôi mừng lắm”.
Tương tự, tại quận 8, trước năm học 2016-2017, tất cả trường tiểu học và THCS trên địa bàn đều không có hồ bơi. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm học 2016-2017, toàn quận đã đưa vào sử dụng 3 hồ bơi di động tại trường tiểu học và 2 hồ bơi kiên cố tại các trường THCS. Dự kiến trong năm học 2017-2018, quận sẽ xây dựng thêm 5 hồ bơi, trong đó 1 hồ kiên cố và 4 hồ di động đặt tại các trường tiểu học, nhằm tạo thêm điều kiện phổ cập bơi lội trên địa bàn. Tại Nhà Bè, đại diện Phòng Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) huyện cho biết, trong năm học tới, huyện Nhà Bè sẽ đầu tư xây dựng thêm 2 hồ bơi tại Trường Tiểu học Trang Tấn Khương và Trường THCS Lê Văn Hưu. Những năm kế tiếp, Phòng GD-ĐT sẽ tiếp tục chọn một số trường có diện tích đất đai phù hợp để xây dựng hồ bơi kiên cố hoặc lắp đặt hồ bơi di động, phục vụ nhu cầu học bơi của học sinh trong huyện.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM, năm học 2016-2017, toàn TP có 572.714 học sinh tiểu học, trong đó có 156.036 học sinh các khối 3, 4, 5 đã được phổ cập bơi, đạt tỷ lệ 45,38%. Một số quận, huyện có tỷ lệ phổ cập bơi lội cho học sinh đạt trên 70% là quận 1, 4, 5, 7, Gò Vấp... So với những năm học trước, tỷ lệ này được xem là có bước chuyển mình rõ rệt, bước đầu tạo được sức lan tỏa, thu hút ngày càng đông gia đình phụ huynh đăng ký cho con học bơi.
Tăng nguồn xã hội hóa
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc phổ cập bơi lội cho học sinh nhưng ở một số quận có áp lực cao về gia tăng dân số như quận 12, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức, việc xây dựng hồ bơi ngay tại trường vẫn là “giấc mơ chưa thể thực hiện”. Chia sẻ với chúng tôi, hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Bình Tân cho biết: “Năm nào tôi cũng được Phòng GD-ĐT kêu gọi xem xét phương án lắp đặt hồ bơi di động ngay tại trường, nhưng lực bất tòng tâm. Chỉ nội việc tính toán phòng ốc, phân chia sĩ số giữa các khối lớp đã là bài toán khó đặt ra cho chúng tôi. Học sinh năm nào cũng tăng theo cấp số nhân, trong khi diện tích không thể nở nồi, nên chỉ còn cách dồn sức cho nhu cầu chính của các em là việc học, các nhu cầu khác như rèn luyện sức khỏe, tăng cường kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoại khóa chỉ biết… để đó từ từ tính sau”. Trước mắt, để giải quyết khó khăn này, từ đầu năm học 2016-2017, Phòng GD-ĐT quận Bình Tân đã ký liên tịch với Trung tâm Văn hóa - Thể dục thể thao quận; trong đó phía trung tâm có nhiệm vụ hỗ trợ tìm hồ bơi, hợp tác với các hồ bơi tư nhân trong và ngoài quận để tổ chức cho học sinh đến học bơi. Trong khoảng 2 - 3 năm đầu, địa phương sẽ phổ cập bơi cho học sinh lớp 3 và lớp 6, các khối còn lại sẽ thực hiện theo lộ trình.
Tương tự, tại quận Gò Vấp, dù các trường học không có hồ bơi nhưng toàn quận có tất cả 12 hồ bơi, gồm 2 hồ của Nhà Văn hóa và Nhà Thiếu nhi quận Gò Vấp, 10 hồ bơi còn lại của các đơn vị tư nhân. Để đáp ứng nhu cầu học bơi của học sinh, hiện nay các trường học trên địa bàn quận đều ký hợp đồng tổ chức đưa học sinh đến hồ bơi để phổ cập môn bơi lội. Riêng ở quận 1, nhiều năm qua, theo kế hoạch hợp tác giữa địa phương với Câu lạc bộ bơi Nguyễn Bỉnh Khiêm, tất cả học sinh lớp 3 đang học tập tại các trường tiểu học trên địa bàn quận đều có thể đến đăng ký học bơi miễn phí. Trường hợp hoàn cảnh học sinh khó khăn, các em còn được hỗ trợ đồ bơi, kính bơi và các phương tiện tập luyện. Tính đến nay, sau hơn 7 năm thực hiện, đã có khoảng 30.000 lượt trẻ đến học bơi và trên 90% trẻ làm chủ được bản thân, biết ứng phó trong môi trường nước. Đây được xem là một trong những nỗ lực của địa phương nói chung, các trường học trên địa bàn quận nói riêng trong việc phổ cập bơi lội cho học sinh.
Thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, tính đến tháng 3-2017, tổng số hồ bơi hiện hữu của các trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn TP là 81 hồ. Trong đó, có 69 hồ xây kiên cố, 12 hồ lắp ráp (hồ bơi di động). Tuy nhiên, chỉ một nửa trong số này là hồ bơi đúng chuẩn, còn lại là hồ bơi xuống cấp không đưa vào sử dụng được, hoặc chỉ dùng cho trẻ mầm non làm quen với nước chứ không thể dạy bơi.