Tuy nhiên, phản ánh từ các chuyên gia, hiệp hội doanh nghiệp cho thấy, việc hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp phải trên tinh thần tự nguyện và chọn lọc chứ không phải chuyển đổi tất cả.
Phải có cơ chế chính sách riêng
Khảo sát thực tế cho thấy, nhiều hộ kinh doanh có doanh thu mỗi tháng hàng trăm tỷ đồng nhưng vẫn thực hiện chế độ thuế khoán. Trong khi đó, thực hiện chủ trương chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, nhiều hộ kinh doanh gặp phải các thách thức về việc nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, báo cáo tài chính... Do đó, để đạt được mục tiêu TPHCM đến 2020 sẽ có 500.000 doanh nghiệp, cần đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ các hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp.
Theo ông Phan Đức Hiếu, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: “Về bản chất, hộ kinh doanh hay doanh nghiệp nhỏ và vừa là như nhau; tuy nhiên, cơ chế chính sách hiện hành vẫn rất phân biệt. Trong đó, nhiều quy định trong cơ chế chính sách chỉ đề cập đến doanh nghiệp nhỏ và vừa chứ không có hộ kinh doanh cá thể”. Ông Phan Đức Hiếu dẫn chứng: Hộ kinh doanh bị hạn chế kinh doanh một số ngành nghề, điều kiện huy động vốn... trong khi nếu là doanh nghiệp sẽ không bị hạn chế. Nhưng ngược lại, hộ kinh doanh cũng có lợi thế hơn doanh nghiệp vì chỉ có 6 loại sổ sách kế toán so với vài chục loại sổ sách của doanh nghiệp. Đặc biệt, theo quy định pháp luật, hộ kinh doanh chỉ đóng thuế môn bài, thuế khóa, không nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân...
Ủng hộ chủ trương hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp, ông Thanh Tín, hộ kinh doanh tại quận Tân Bình (TPHCM), chia sẻ: “Mặc dù Nhà nước khuyến khích hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp, nhưng hiện nay các cơ chế chính sách hỗ trợ chưa cụ thể, rõ ràng nên tôi chưa thấy được lợi ích cũng như có động lực để thực hiện. Hộ kinh doanh cá thể cần thu nhập để tồn tại và trang trải đời sống hàng ngày. Do đó, cơ quan Nhà nước cần có các chương trình hỗ trợ và quy định chi tiết, điển hình như khuyến mãi, giảm hay miễn thuế trong thời gian bao lâu; đơn giản thủ tục hành chính và thông tin hướng dẫn hộ kinh doanh triển khai nhanh để không ảnh hưởng đến hoạt động”.
Theo ông Nguyễn Thành Nhân, Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại (Saigon Co.op), thời gian qua đơn vị này phát triển mô hình Co.op Smile và có thể xem đây là mô hình cửa hàng tạp hóa hiện đại, có thể đáp ứng được yêu cầu kinh doanh và quản lý chuyên nghiệp. Đặc biệt, Co.op Smile có diện tích kinh doanh linh hoạt, từ 20 - 200m2, đặt tại những khu dân cư ở nội, ngoại thành... rất phù hợp với những hộ kinh doanh tạp hóa chuyển đổi lên doanh nghiệp.
Trong năm 2017, Saigon Co.op hướng tới đẩy mạnh phát triển số cửa hàng Co.op Smile lên 500 đơn vị, do đó rất khuyến khích các hộ kinh doanh tham gia hợp tác để đẩy mạnh phát triển mô hình này. Saigon Co.op sẽ hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp và nâng cao năng lực quản trị, hoạt động chuyên nghiệp hơn. Từ đó, mang lại cơ hội cho hộ kinh doanh vượt qua thách thức về các vấn đề như thuế, kế toán...
Giải quyết các rào cản
Trước những vấn đề mà hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng: “Những phản hồi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua trải nghiệm thực tế cần được cơ quan quản lý tiếp thu và xây dựng cơ chế chính sách, tạo môi trường kinh doanh tốt hơn. Trong đó, để hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi cũng như phát triển mạnh, cần phải giải quyết các vấn đề đang là rào cản như thuế, tài chính, chế độ kế toán...”.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa rất hạn chế. Vì vậy, việc tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho họ là vấn đề quan trọng, vì các đối tượng này cần môi trường kinh doanh đảm bảo công bằng, an toàn và chi phí thấp. Song song đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính để giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khả năng tiếp cận những chương trình vay vốn kích cầu của các bộ ngành và địa phương.
Bà Nguyễn Thị Kim Cúc, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế, cũng cho rằng, hiện nay cơ chế chính sách trong lĩnh vực thuế chưa phù hợp với hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, trong thời gian tới, cơ quan chức năng cần sửa đổi những quy định về kế toán theo hướng đơn giản hơn để hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng dễ dàng. Đồng thời, đẩy nhanh cải cách cơ chế chính sách cũng như lộ trình giảm thuế cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, không gây gánh nặng cho họ khi chuyển đổi lên doanh nghiệp.
Hiện nay, dự thảo Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp trên cả nước. Dựa trên cơ sở đó, ban soạn thảo đã nỗ lực xây dựng những quy định hỗ trợ thiết thực và phù hợp với chủ trương hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp (ngoài những quy định chung cho doanh nghiệp). Điển hình, doanh nghiệp thành lập từ hộ kinh doanh được hỗ trợ miễn lệ phí môn bài 3 năm, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với những định lượng cụ thể, hoàn thuế giá trị gia tăng có quy định thời gian... Qua đó, góp phần giải tỏa tâm lý chưa thấy lợi ích gì từ việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp; đồng thời, tạo động lực cho họ tích cực hưởng ứng và triển khai hiệu quả để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Phải có cơ chế chính sách riêng
Khảo sát thực tế cho thấy, nhiều hộ kinh doanh có doanh thu mỗi tháng hàng trăm tỷ đồng nhưng vẫn thực hiện chế độ thuế khoán. Trong khi đó, thực hiện chủ trương chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, nhiều hộ kinh doanh gặp phải các thách thức về việc nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, báo cáo tài chính... Do đó, để đạt được mục tiêu TPHCM đến 2020 sẽ có 500.000 doanh nghiệp, cần đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ các hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp.
Theo ông Phan Đức Hiếu, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: “Về bản chất, hộ kinh doanh hay doanh nghiệp nhỏ và vừa là như nhau; tuy nhiên, cơ chế chính sách hiện hành vẫn rất phân biệt. Trong đó, nhiều quy định trong cơ chế chính sách chỉ đề cập đến doanh nghiệp nhỏ và vừa chứ không có hộ kinh doanh cá thể”. Ông Phan Đức Hiếu dẫn chứng: Hộ kinh doanh bị hạn chế kinh doanh một số ngành nghề, điều kiện huy động vốn... trong khi nếu là doanh nghiệp sẽ không bị hạn chế. Nhưng ngược lại, hộ kinh doanh cũng có lợi thế hơn doanh nghiệp vì chỉ có 6 loại sổ sách kế toán so với vài chục loại sổ sách của doanh nghiệp. Đặc biệt, theo quy định pháp luật, hộ kinh doanh chỉ đóng thuế môn bài, thuế khóa, không nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân...
Ủng hộ chủ trương hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp, ông Thanh Tín, hộ kinh doanh tại quận Tân Bình (TPHCM), chia sẻ: “Mặc dù Nhà nước khuyến khích hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp, nhưng hiện nay các cơ chế chính sách hỗ trợ chưa cụ thể, rõ ràng nên tôi chưa thấy được lợi ích cũng như có động lực để thực hiện. Hộ kinh doanh cá thể cần thu nhập để tồn tại và trang trải đời sống hàng ngày. Do đó, cơ quan Nhà nước cần có các chương trình hỗ trợ và quy định chi tiết, điển hình như khuyến mãi, giảm hay miễn thuế trong thời gian bao lâu; đơn giản thủ tục hành chính và thông tin hướng dẫn hộ kinh doanh triển khai nhanh để không ảnh hưởng đến hoạt động”.
Theo ông Nguyễn Thành Nhân, Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại (Saigon Co.op), thời gian qua đơn vị này phát triển mô hình Co.op Smile và có thể xem đây là mô hình cửa hàng tạp hóa hiện đại, có thể đáp ứng được yêu cầu kinh doanh và quản lý chuyên nghiệp. Đặc biệt, Co.op Smile có diện tích kinh doanh linh hoạt, từ 20 - 200m2, đặt tại những khu dân cư ở nội, ngoại thành... rất phù hợp với những hộ kinh doanh tạp hóa chuyển đổi lên doanh nghiệp.
Trong năm 2017, Saigon Co.op hướng tới đẩy mạnh phát triển số cửa hàng Co.op Smile lên 500 đơn vị, do đó rất khuyến khích các hộ kinh doanh tham gia hợp tác để đẩy mạnh phát triển mô hình này. Saigon Co.op sẽ hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp và nâng cao năng lực quản trị, hoạt động chuyên nghiệp hơn. Từ đó, mang lại cơ hội cho hộ kinh doanh vượt qua thách thức về các vấn đề như thuế, kế toán...
Giải quyết các rào cản
Trước những vấn đề mà hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng: “Những phản hồi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua trải nghiệm thực tế cần được cơ quan quản lý tiếp thu và xây dựng cơ chế chính sách, tạo môi trường kinh doanh tốt hơn. Trong đó, để hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi cũng như phát triển mạnh, cần phải giải quyết các vấn đề đang là rào cản như thuế, tài chính, chế độ kế toán...”.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa rất hạn chế. Vì vậy, việc tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho họ là vấn đề quan trọng, vì các đối tượng này cần môi trường kinh doanh đảm bảo công bằng, an toàn và chi phí thấp. Song song đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính để giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khả năng tiếp cận những chương trình vay vốn kích cầu của các bộ ngành và địa phương.
Bà Nguyễn Thị Kim Cúc, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế, cũng cho rằng, hiện nay cơ chế chính sách trong lĩnh vực thuế chưa phù hợp với hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, trong thời gian tới, cơ quan chức năng cần sửa đổi những quy định về kế toán theo hướng đơn giản hơn để hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng dễ dàng. Đồng thời, đẩy nhanh cải cách cơ chế chính sách cũng như lộ trình giảm thuế cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, không gây gánh nặng cho họ khi chuyển đổi lên doanh nghiệp.
Hiện nay, dự thảo Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp trên cả nước. Dựa trên cơ sở đó, ban soạn thảo đã nỗ lực xây dựng những quy định hỗ trợ thiết thực và phù hợp với chủ trương hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp (ngoài những quy định chung cho doanh nghiệp). Điển hình, doanh nghiệp thành lập từ hộ kinh doanh được hỗ trợ miễn lệ phí môn bài 3 năm, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với những định lượng cụ thể, hoàn thuế giá trị gia tăng có quy định thời gian... Qua đó, góp phần giải tỏa tâm lý chưa thấy lợi ích gì từ việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp; đồng thời, tạo động lực cho họ tích cực hưởng ứng và triển khai hiệu quả để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo Tổng cục Thống kê, hiện có gần 5 triệu hộ sản xuất kinh doanh, với khoảng 80% hoạt động trong ngành công nghiệp - xây dựng; 20% trong ngành thương mại dịch vụ. Theo đó, không thể phủ nhận bộ phận hộ kinh doanh cùng với đội ngũ doanh nghiệp đã và đang giữ vai trò trụ cột, đóng góp to lớn vào việc tạo công ăn việc, cung cấp các dịch vụ cho nền kinh tế.