Hấp dẫn tiềm năng thị trường nội địa
Đánh giá về thị trường trong nước, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu khẳng định, quy mô thị trường Việt Nam được đánh giá là lớn nhất khu vực Đông Nam Á và đứng thứ nhì ở thị trường châu Á. Với quy mô hơn 90 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam được cải thiện nhiều trong những năm qua và đạt mức trên 2.000USD/người/năm, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam cũng đã tăng lên đáng kể.
Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có mức tăng trưởng GDP/đầu người hàng năm cao trên thế giới. Cụ thể, trong nhóm 15 quốc gia có dân số đông nhất thế giới, trong thập kỷ từ 2007-2017, Việt Nam được ghi nhận mức tăng trưởng GDP/đầu người hàng năm cao thứ tư, ở mức 10%/năm.
Đồng quan điểm trên, nghiên cứu của Công ty Nielsen vừa qua cũng cho thấy rõ, có đến 81% người tiêu dùng thuộc đối tượng khảo sát ý kiến cảm thấy lạc quan khi cho rằng, tình hình tài chính cá nhân của họ sẽ được cải thiện trong tương lai. Điều này đã thúc đẩy họ chi tiêu nhiều hơn thay vì tiết kiệm trong ngắn hạn. Về xu hướng sử dụng sản phẩm, hơn 40% số người tiêu dùng cho biết có ý định sẽ mua sản phẩm cao cấp hơn trong các ngành hàng như hàng điện tử tiêu dùng, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, thịt và hải sản. Đồng thời, hơn 30% số người tiêu dùng có ý định sẽ mua các sản phẩm cao cấp hơn đối với các mặt hàng như sữa, chăm sóc tóc, giải trí tại nhà, chăm sóc cơ thể, răng miệng...
Tuy nhiên, điều tra cũng chỉ rõ, nhận thức về sản phẩm cao cấp trong người tiêu dùng Việt Nam không đơn thuần là sản phẩm có giá thành cao mà còn phải có thương hiệu nổi tiếng, đáp ứng tiêu chí chất lượng và an toàn nghiêm ngặt; chứa nguyên liệu và thành phần làm hoàn toàn từ tự nhiên hoặc hữu cơ; có tác dụng và chức năng vượt trội; sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường… Đa số người tiêu dùng được thăm dò ý kiến cũng cho biết, sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm có các đặc tính như trên. Đơn cử, sản phẩm sữa hữu cơ (organic) của Vinamilk, gạo hữu cơ Jasmin của Saigon Co.op, cháo tươi của Saigon Food… tuy có giá bán cao hơn rất nhiều (khoảng hơn 1/3 so với các sản phẩm thông thường) nhưng sản phẩm bán rất chạy và luôn trong tình trạng khan hàng do không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng.
Bảo vệ thương hiệu hàng Việt chân chính
Thực tế này đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam trụ vững trên thị trường nội địa. Đại diện Công ty Bitis Việt Nam khẳng định, tâm lý người tiêu dùng Việt Nam rất chuộng hàng Việt có chất lượng tốt. Đặc biệt, những hàng Việt sản xuất đạt tiêu chuẩn toàn cầu.
Ở góc độ khác, ông David Appel, Chủ tịch Carrier Trasicold & Refrigeration Sytems cho rằng, với nền tảng sản xuất nông nghiệp đóng vai trò lớn và mức tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức trong lãng phí lương thực thực phẩm khi triển khai chuỗi cung ứng, khó khăn quản trị logistic cho chuỗi cung ứng lạnh mát như các quốc gia phát triển khác. Theo một báo cáo của Tổng cục Môi trường Việt Nam, chuỗi thực phẩm tại Việt Nam dự kiến thất thoát khoảng 5,75 triệu tấn lương thực mỗi năm, tương đương cho 60% lượng chất thải rắn trên cả nước. Thị trường logistic cung ứng lạnh mát tại Việt Nam còn khá mỏng, chủ yếu là các nhà cung cấp dịch vụ vừa và nhỏ phục vụ một số nhu cầu cho vài địa phương, khu vực, chưa đủ năng lực cung ứng trọn gói cho toàn bộ chuỗi thực phẩm. Hiện tại, ngành bán lẻ thực phẩm trong kênh thương mại truyền thống đang chiếm 86% giá trị cung ứng cho bán lẻ tại các chợ, cửa hàng tạp hóa, chuỗi quán ăn, nhà hàng, hệ thống phân phối. Tuy nhiên, tình trạng đứt đoạn, gãy trong cung ứng lạnh mát lại khá phổ biến. Do vậy, nếu ứng dụng công nghệ lạnh mát vào chuỗi cung ứng thực phẩm, nông sản không chỉ giúp sản phẩm tươi, tốt cho sức khoẻ người tiêu dùng mà còn góp phần rất lớn vào việc giảm thiểu thất thoát, lãng phí thực phẩm.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, đại diện các doanh nghiệp cho rằng, công tác hậu kiểm trong việc quản lý thị trường Việt còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đáng kể đến vị thế sản phẩm Việt tại thị trường nội địa. Đại diện Công ty Bitis cho biết thêm, công ty phải đầu tư hàng tỷ đồng để nghiên cứu và đưa ra sản phẩm giày mới nhưng chỉ sau hơn 1 tháng thì tràn ngập sản phẩm nhái sản phẩm của công ty bày bán công khai trên thị trường. Không dừng lại đó, tình trạng hàng kém chất lượng, giả nhãn mác của công ty bày bán công khai tại hệ thống cửa hàng bán lẻ đã và đang làm xấu đi hình ảnh hàng Việt trong mắt người tiêu dùng nội địa.
Do vậy, cùng với việc doanh nghiệp phải chuyển đổi hoạt động đầu tư thị trường để giữ thị phần nội địa, các cơ quan chức năng cần thiết phải tăng cường vai trò giám sát, quản lý thị trường để đảm bảo khả năng cạnh tranh công bằng, cũng như đảm bảo uy tín, chất lượng cho thương hiệu Việt chân chính. Có như vậy, doanh nghiệp mới chắc chân phát triển tại thị trường trong nước, tạo đà đẩy mạnh thị trường xuất khẩu trong thời gian tới.
Đánh giá về thị trường trong nước, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu khẳng định, quy mô thị trường Việt Nam được đánh giá là lớn nhất khu vực Đông Nam Á và đứng thứ nhì ở thị trường châu Á. Với quy mô hơn 90 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam được cải thiện nhiều trong những năm qua và đạt mức trên 2.000USD/người/năm, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam cũng đã tăng lên đáng kể.
Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có mức tăng trưởng GDP/đầu người hàng năm cao trên thế giới. Cụ thể, trong nhóm 15 quốc gia có dân số đông nhất thế giới, trong thập kỷ từ 2007-2017, Việt Nam được ghi nhận mức tăng trưởng GDP/đầu người hàng năm cao thứ tư, ở mức 10%/năm.
Đồng quan điểm trên, nghiên cứu của Công ty Nielsen vừa qua cũng cho thấy rõ, có đến 81% người tiêu dùng thuộc đối tượng khảo sát ý kiến cảm thấy lạc quan khi cho rằng, tình hình tài chính cá nhân của họ sẽ được cải thiện trong tương lai. Điều này đã thúc đẩy họ chi tiêu nhiều hơn thay vì tiết kiệm trong ngắn hạn. Về xu hướng sử dụng sản phẩm, hơn 40% số người tiêu dùng cho biết có ý định sẽ mua sản phẩm cao cấp hơn trong các ngành hàng như hàng điện tử tiêu dùng, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, thịt và hải sản. Đồng thời, hơn 30% số người tiêu dùng có ý định sẽ mua các sản phẩm cao cấp hơn đối với các mặt hàng như sữa, chăm sóc tóc, giải trí tại nhà, chăm sóc cơ thể, răng miệng...
Tuy nhiên, điều tra cũng chỉ rõ, nhận thức về sản phẩm cao cấp trong người tiêu dùng Việt Nam không đơn thuần là sản phẩm có giá thành cao mà còn phải có thương hiệu nổi tiếng, đáp ứng tiêu chí chất lượng và an toàn nghiêm ngặt; chứa nguyên liệu và thành phần làm hoàn toàn từ tự nhiên hoặc hữu cơ; có tác dụng và chức năng vượt trội; sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường… Đa số người tiêu dùng được thăm dò ý kiến cũng cho biết, sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm có các đặc tính như trên. Đơn cử, sản phẩm sữa hữu cơ (organic) của Vinamilk, gạo hữu cơ Jasmin của Saigon Co.op, cháo tươi của Saigon Food… tuy có giá bán cao hơn rất nhiều (khoảng hơn 1/3 so với các sản phẩm thông thường) nhưng sản phẩm bán rất chạy và luôn trong tình trạng khan hàng do không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng.
Bảo vệ thương hiệu hàng Việt chân chính
Thực tế này đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam trụ vững trên thị trường nội địa. Đại diện Công ty Bitis Việt Nam khẳng định, tâm lý người tiêu dùng Việt Nam rất chuộng hàng Việt có chất lượng tốt. Đặc biệt, những hàng Việt sản xuất đạt tiêu chuẩn toàn cầu.
Ở góc độ khác, ông David Appel, Chủ tịch Carrier Trasicold & Refrigeration Sytems cho rằng, với nền tảng sản xuất nông nghiệp đóng vai trò lớn và mức tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức trong lãng phí lương thực thực phẩm khi triển khai chuỗi cung ứng, khó khăn quản trị logistic cho chuỗi cung ứng lạnh mát như các quốc gia phát triển khác. Theo một báo cáo của Tổng cục Môi trường Việt Nam, chuỗi thực phẩm tại Việt Nam dự kiến thất thoát khoảng 5,75 triệu tấn lương thực mỗi năm, tương đương cho 60% lượng chất thải rắn trên cả nước. Thị trường logistic cung ứng lạnh mát tại Việt Nam còn khá mỏng, chủ yếu là các nhà cung cấp dịch vụ vừa và nhỏ phục vụ một số nhu cầu cho vài địa phương, khu vực, chưa đủ năng lực cung ứng trọn gói cho toàn bộ chuỗi thực phẩm. Hiện tại, ngành bán lẻ thực phẩm trong kênh thương mại truyền thống đang chiếm 86% giá trị cung ứng cho bán lẻ tại các chợ, cửa hàng tạp hóa, chuỗi quán ăn, nhà hàng, hệ thống phân phối. Tuy nhiên, tình trạng đứt đoạn, gãy trong cung ứng lạnh mát lại khá phổ biến. Do vậy, nếu ứng dụng công nghệ lạnh mát vào chuỗi cung ứng thực phẩm, nông sản không chỉ giúp sản phẩm tươi, tốt cho sức khoẻ người tiêu dùng mà còn góp phần rất lớn vào việc giảm thiểu thất thoát, lãng phí thực phẩm.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, đại diện các doanh nghiệp cho rằng, công tác hậu kiểm trong việc quản lý thị trường Việt còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đáng kể đến vị thế sản phẩm Việt tại thị trường nội địa. Đại diện Công ty Bitis cho biết thêm, công ty phải đầu tư hàng tỷ đồng để nghiên cứu và đưa ra sản phẩm giày mới nhưng chỉ sau hơn 1 tháng thì tràn ngập sản phẩm nhái sản phẩm của công ty bày bán công khai trên thị trường. Không dừng lại đó, tình trạng hàng kém chất lượng, giả nhãn mác của công ty bày bán công khai tại hệ thống cửa hàng bán lẻ đã và đang làm xấu đi hình ảnh hàng Việt trong mắt người tiêu dùng nội địa.
Do vậy, cùng với việc doanh nghiệp phải chuyển đổi hoạt động đầu tư thị trường để giữ thị phần nội địa, các cơ quan chức năng cần thiết phải tăng cường vai trò giám sát, quản lý thị trường để đảm bảo khả năng cạnh tranh công bằng, cũng như đảm bảo uy tín, chất lượng cho thương hiệu Việt chân chính. Có như vậy, doanh nghiệp mới chắc chân phát triển tại thị trường trong nước, tạo đà đẩy mạnh thị trường xuất khẩu trong thời gian tới.