Nhưng bằng nghị lực của bản thân, sự hỗ trợ của công ty, những người công nhân ấy đã vươn lên, vượt qua mặc cảm về một cơ thể không còn lành lặn để tiếp tục làm việc.
Nghị lực vượt qua nghịch cảnh
Trong buổi họp mặt công nhân bị TNLĐ do Liên đoàn Lao động TPHCM tổ chức, một cô gái còn khá trẻ với cánh tay trái bị cắt đến gần khủy tay nhưng rất vui vẻ, cởi mở trò chuyện, thăm hỏi mọi người xung quanh. Ngồi cạnh cô là một người phụ nữ hơi rụt rè. Đó là dì Tư. Khi biết dì Tư lần đầu đi dự buổi họp mặt bởi ngại đến chỗ đông người, cô gái trẻ liền bắt chuyện để dì Tư thấy thoải mái hơn. Qua những lời động viên, khuyến khích của cô gái trẻ, dì Tư bảo sang năm sẽ lại đi họp mặt.
Cô gái đó là Thiều Thị Hằng (29 tuổi, công nhân Công ty Dệt Việt Thắng, quận Thủ Đức). Hôm chúng tôi đến gặp Hằng tại công ty, cô đang tất bật nhập hàng vào kho. Vừa kiểm tra hàng hóa, vừa ghi chép vào sổ, Hằng cười bảo: “Giờ tôi đã quen với công việc của một thủ kho rồi. Chứ lúc mới chuyển qua bộ phận này tôi lúng túng lắm, vì đôi tay tôi ngày trước chỉ quen với công việc của một người thợ cơ khí mà thôi”. Để làm công việc mới thành thạo như hôm nay, Hằng đã mất một khoảng thời gian ngày thì đến xưởng vừa làm vừa học hỏi các chị đồng nghiệp, đêm cô lại chăm chỉ tham gia các khóa học để có kiến thức chuyên môn cho công việc mới.
Hơn 6 năm trước, trong lúc đang vận hành máy, tay trái của Hằng bị cuốn vào máy. Nhìn cánh tay giập nát của mình, Hằng biết khó lòng cứu chữa được. Những ngày nằm viện, các chị đồng nghiệp vào thăm, nhìn Hằng ai cũng rơi nước mắt. 23 tuổi với cơ thể mất một cánh tay, tỷ lệ thương tật 58%, mọi người lo sợ Hằng sẽ nghĩ quẩn. “Lúc đầu tôi khóc bởi lo sợ mình sẽ mất việc làm. Với cơ thể này tôi không biết sẽ xin việc ở đâu, rồi làm sao có tiền nuôi bản thân và gửi về phụ giúp mẹ già ở quê. Nhưng các cô chú ở công ty động viên rằng sẽ bố trí cô tiếp tục làm việc ở vị trí phù hợp sức khỏe. Nhờ đó cô bớt lo lắng mà an tâm điều trị bệnh tật”, Hằng chia sẻ.
Hai tháng sau tai nạn, Hằng trở lại làm việc với vị trí thủ kho bông và mức lương được giữ như cũ. Từ những rụt rè ban đầu, ngại ngùng khi tiếp xúc mọi người, Hằng vượt qua mặc cảm bản thân, sống vui vẻ, hòa đồng cùng anh chị em đồng nghiệp. Giờ đây, sau bao ngày cố gắng luyện tập, Hằng đã bắt cánh tay khiếm khuyết ấy làm được tất cả mọi việc. Với nụ cười luôn nở trên môi, Hằng bảo điều quý giá nhất của cô sau tai nạn là còn có thể trở lại làm việc.
Sống tích cực sau biến cố
Nhìn cách anh Nguyễn Minh Đức (38 tuổi, làm việc tại Công ty TNHH TM SX Thiên Lộc Phát, tỉnh Bình Dương) nhanh nhẹn bước xuống chiếc xe 3 bánh, không ai nghĩ anh đang bị tật ở chân. Để đi đứng bình thường như hôm nay là cả một quá trình phấn đấu tập đi trên đôi chân giả của anh Minh Đức.
Cuối năm 2015, tai nạn đến với anh trong một lần xuống kiểm tra xưởng, cuộn thép gần 4 tấn mất đà lăn tới đè nát chân phải anh. Hiện chân phải anh bị cắt qua đầu gối, tỷ lệ thương tật 65%. Từ một chàng trai cao lớn, khỏe mạnh, nhanh nhẹn cả trong suy nghĩ và hành động, là trụ cột gia đình, sau tai nạn anh Minh Đức thu mình lại, sống khép kín bởi nghĩ giờ mình là người khuyết tật. 23 ngày nằm viện, 3 tháng nghỉ ở nhà, nhìn con thơ khi ấy mới hơn 1 tuổi cứ ríu rít gọi bố ơi, anh nghĩ mình phải vượt qua số phận bởi còn trách nhiệm chăm lo cho gia đình.
Anh bắt đầu suy nghĩ tích cực, đọc sách tìm các phương pháp điều trị để chân mau lành, không bị đau nhức, tập đi trên đôi chân giả… Nhờ đó, 3 tháng sau anh trở lại công ty làm việc với sức lực và trí lực đã được phục hồi. “Nghĩ mình còn tính mạng, còn sức khỏe để làm việc là điều vô cùng quý giá. Giờ tôi rất tự tin khi đi ra ngoài dù là ngồi trên chiếc xe 3 bánh”, anh Minh Đức bày tỏ.
Cũng với suy nghĩ rất tích cực, dù đã mất đi một mắt phải do tai nạn nổ tụ điện, tỷ lệ thương tật 73%, Nguyễn Văn Đức (28 tuổi, thợ điện tại Công ty Phú Quý Thủy Mộc, quận Phú Nhuận) vẫn tự tin trở lại công việc ngày nào. Theo Đức, còn gì hạnh phúc bằng khi lẽ ra mình đã chết thì sau tai nạn bản thân lại có cơ hội tiếp tục được làm việc. Với ý nghĩ phía trước là tương lai, Đức tin rằng khó khăn sẽ qua đi khi bản thân suy nghĩ và hành động tích cực.
Nghị lực vượt qua nghịch cảnh
Trong buổi họp mặt công nhân bị TNLĐ do Liên đoàn Lao động TPHCM tổ chức, một cô gái còn khá trẻ với cánh tay trái bị cắt đến gần khủy tay nhưng rất vui vẻ, cởi mở trò chuyện, thăm hỏi mọi người xung quanh. Ngồi cạnh cô là một người phụ nữ hơi rụt rè. Đó là dì Tư. Khi biết dì Tư lần đầu đi dự buổi họp mặt bởi ngại đến chỗ đông người, cô gái trẻ liền bắt chuyện để dì Tư thấy thoải mái hơn. Qua những lời động viên, khuyến khích của cô gái trẻ, dì Tư bảo sang năm sẽ lại đi họp mặt.
Cô gái đó là Thiều Thị Hằng (29 tuổi, công nhân Công ty Dệt Việt Thắng, quận Thủ Đức). Hôm chúng tôi đến gặp Hằng tại công ty, cô đang tất bật nhập hàng vào kho. Vừa kiểm tra hàng hóa, vừa ghi chép vào sổ, Hằng cười bảo: “Giờ tôi đã quen với công việc của một thủ kho rồi. Chứ lúc mới chuyển qua bộ phận này tôi lúng túng lắm, vì đôi tay tôi ngày trước chỉ quen với công việc của một người thợ cơ khí mà thôi”. Để làm công việc mới thành thạo như hôm nay, Hằng đã mất một khoảng thời gian ngày thì đến xưởng vừa làm vừa học hỏi các chị đồng nghiệp, đêm cô lại chăm chỉ tham gia các khóa học để có kiến thức chuyên môn cho công việc mới.
Hơn 6 năm trước, trong lúc đang vận hành máy, tay trái của Hằng bị cuốn vào máy. Nhìn cánh tay giập nát của mình, Hằng biết khó lòng cứu chữa được. Những ngày nằm viện, các chị đồng nghiệp vào thăm, nhìn Hằng ai cũng rơi nước mắt. 23 tuổi với cơ thể mất một cánh tay, tỷ lệ thương tật 58%, mọi người lo sợ Hằng sẽ nghĩ quẩn. “Lúc đầu tôi khóc bởi lo sợ mình sẽ mất việc làm. Với cơ thể này tôi không biết sẽ xin việc ở đâu, rồi làm sao có tiền nuôi bản thân và gửi về phụ giúp mẹ già ở quê. Nhưng các cô chú ở công ty động viên rằng sẽ bố trí cô tiếp tục làm việc ở vị trí phù hợp sức khỏe. Nhờ đó cô bớt lo lắng mà an tâm điều trị bệnh tật”, Hằng chia sẻ.
Hai tháng sau tai nạn, Hằng trở lại làm việc với vị trí thủ kho bông và mức lương được giữ như cũ. Từ những rụt rè ban đầu, ngại ngùng khi tiếp xúc mọi người, Hằng vượt qua mặc cảm bản thân, sống vui vẻ, hòa đồng cùng anh chị em đồng nghiệp. Giờ đây, sau bao ngày cố gắng luyện tập, Hằng đã bắt cánh tay khiếm khuyết ấy làm được tất cả mọi việc. Với nụ cười luôn nở trên môi, Hằng bảo điều quý giá nhất của cô sau tai nạn là còn có thể trở lại làm việc.
Sống tích cực sau biến cố
Nhìn cách anh Nguyễn Minh Đức (38 tuổi, làm việc tại Công ty TNHH TM SX Thiên Lộc Phát, tỉnh Bình Dương) nhanh nhẹn bước xuống chiếc xe 3 bánh, không ai nghĩ anh đang bị tật ở chân. Để đi đứng bình thường như hôm nay là cả một quá trình phấn đấu tập đi trên đôi chân giả của anh Minh Đức.
Cuối năm 2015, tai nạn đến với anh trong một lần xuống kiểm tra xưởng, cuộn thép gần 4 tấn mất đà lăn tới đè nát chân phải anh. Hiện chân phải anh bị cắt qua đầu gối, tỷ lệ thương tật 65%. Từ một chàng trai cao lớn, khỏe mạnh, nhanh nhẹn cả trong suy nghĩ và hành động, là trụ cột gia đình, sau tai nạn anh Minh Đức thu mình lại, sống khép kín bởi nghĩ giờ mình là người khuyết tật. 23 ngày nằm viện, 3 tháng nghỉ ở nhà, nhìn con thơ khi ấy mới hơn 1 tuổi cứ ríu rít gọi bố ơi, anh nghĩ mình phải vượt qua số phận bởi còn trách nhiệm chăm lo cho gia đình.
Anh bắt đầu suy nghĩ tích cực, đọc sách tìm các phương pháp điều trị để chân mau lành, không bị đau nhức, tập đi trên đôi chân giả… Nhờ đó, 3 tháng sau anh trở lại công ty làm việc với sức lực và trí lực đã được phục hồi. “Nghĩ mình còn tính mạng, còn sức khỏe để làm việc là điều vô cùng quý giá. Giờ tôi rất tự tin khi đi ra ngoài dù là ngồi trên chiếc xe 3 bánh”, anh Minh Đức bày tỏ.
Cũng với suy nghĩ rất tích cực, dù đã mất đi một mắt phải do tai nạn nổ tụ điện, tỷ lệ thương tật 73%, Nguyễn Văn Đức (28 tuổi, thợ điện tại Công ty Phú Quý Thủy Mộc, quận Phú Nhuận) vẫn tự tin trở lại công việc ngày nào. Theo Đức, còn gì hạnh phúc bằng khi lẽ ra mình đã chết thì sau tai nạn bản thân lại có cơ hội tiếp tục được làm việc. Với ý nghĩ phía trước là tương lai, Đức tin rằng khó khăn sẽ qua đi khi bản thân suy nghĩ và hành động tích cực.