Kế hoạch ban đầu là họ trở về nhà vào tháng 5 sau 9 tháng ở Bắc cực. Nhưng do mức độ nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, mọi thứ đã thay đổi.
Thông tin với thế giới bên ngoài cũng bị gián đoạn hoặc cập nhật ít ỏi từ nhóm truyền thông xã hội. Trời chìm trong đêm đen 3 tháng liền suốt mùa đông ở Svalbard, nhiệt độ giảm xuống -300C, gấu Bắc cực thường xuyên đến kiếm ăn, quấy nhiễu, chỉ là vài ví dụ nhỏ trong vô vàn thử thách mà 2 cô gái phải đương đầu và vượt qua. Cuộc sống đầy thử thách và họ dễ bị tổn thương.
Hai cô gái dũng cảm quyết định quay trở lại nơi cư trú của những người đánh bẫy từ xa, được gọi là Bamsebu, để tiếp tục thu thập dữ liệu cho nghiên cứu biến đổi khí hậu. Sau một vài lần trì hoãn, họ đã đến cabin nơi họ đang ở. Những kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng dịch bệnh củng cố quyết tâm của Sorby và Strom.
Thực tế là tất cả mọi người trên khắp thế giới đã nhanh chóng thay đổi cách sống trong thời kỳ đại dịch, điều này đồng nghĩa với việc thế giới có thể làm điều tương tự đối với biến đổi khí hậu. Hai cô nghiên cứu những tác động của biến đổi khí hậu thông qua dự án khoa học Hearts in the Ice. Bamsebu nằm trong vịnh Keulenfjord, một trong 2 vịnh hẹp trong khu vực biển băng. Các nhà khoa học thường xuyên nghiên cứu khu vực này để tìm hiểu xem biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng như thế nào đến việc băng tan trên biển, nhưng những dự án này thường ngắn và diễn ra vào mùa hè.
Sorby và Strom đã cung cấp dữ liệu để NASA nghiên cứu về cực quang hay ánh sáng phương Bắc. Thời gian lưu trú dài ngày của 2 cô cho phép họ có thể quan sát mọi hiện tượng thời tiết và cho phép các nhà khoa học sử dụng tốt hơn dữ liệu họ có. Tính đến nay, 2 cô gái đã tham gia vào 7 dự án nghiên cứu về biến đổi khí hậu quốc tế khác nhau. Họ đã sử dụng công nghệ máy bay không người lái tiên tiến để thu thập thông tin nhiệt độ quan trọng, khảo sát các loài thực vật phù du cung cấp thức ăn và oxy cho thế giới và giúp NASA hiểu rõ hơn về ánh sáng phương Bắc tuyệt đẹp. Sự cô lập mà những người phụ nữ này trải qua ở Bắc cực cũng cung cấp thông tin về cách con người đối phó với các điều kiện sống và làm việc khắc nghiệt. Nghiên cứu quan trọng này có thể giúp các chuyên gia tại Cơ quan vũ trụ châu Âu và NASA lựa chọn các phi hành gia có khả năng thực hiện các sứ mệnh lên mặt trăng, sao hỏa hoặc thậm chí là các hành tinh xa hơn.
Tất cả những gì Sorby và Strom đã đảm nhận khiến họ trở thành những ứng cử viên hoàn hảo cho các cuộc điều tra về cách chúng ta đối phó với sự cô lập. Mặc dù đại dịch có thể đã thay đổi kế hoạch của họ theo một số cách, nhưng kinh nghiệm của họ có thể giúp hướng dẫn các dịch vụ sức khỏe tâm thần cho những người đã bị áp dụng các biện pháp cấm vận trong một thời gian dài. Hai cô cảm thấy rất vui vì đã mang lại hy vọng cho những người bị mắc kẹt trên khắp thế giới.