“Ai bánh ú bánh tét đây”, người ta nhớ về ông lão không chỉ ở cái dáng nhỏ thó, nhọc nhằn ấy, mà còn thân thuộc bởi tiếng rao khàn khàn, trầm đục của ông. Những ai đã từng sống ở Gò Vấp có lẽ không lạ với ông cụ hơn 90 tuổi vẫn ngày ngày cuốc bộ hàng chục cây số bán bánh nuôi hai con gái bệnh tật.
Hàng chục năm trời, hai giỏ bánh trên tay - ở cái tuổi lẽ ra phải được nghỉ ngơi, thanh thản - nhưng ông lại là trụ cột gia đình với hai cô con gái, một câm điếc bẩm sinh, một bị tâm thần. Ngày nào cũng vậy, nắng cũng như mưa, người ta lại nghe tiếng ông vang từng con hẻm. Cũng tiếng rao ấy, nhưng ngày nắng nghe như thanh âm vang vang, rộn rã; còn ngày mưa bỗng dưng cảm giác tiếng rao ấy như khàn đặc, ướt sũng và nặng trĩu.
Không ai đếm nổi mỗi ngày thành phố có bao nhiêu tiếng rao từ những chiếc xe hay gánh hàng rong khắp các hang cùng ngõ hẻm, từ đô thị trung tâm đến vùng ven, ngoại thành. Những tiếng rao lúc buồn, lúc vui, khi rộn ràng, hối hả cũng có khi mênh mang, khắc khoải. Trời còn mờ mờ sương khuya, đã nghe bao nhiêu tiếng rao sớm “bánh mì nóng hổi đây”, “ai xôi bắp hôn”… Càng về sáng những tiếng rao càng nhiều và rộn ràng hơn. Buổi trưa thường là giờ vàng của tiếng chuông leng keng của bác cà rem, tiếng rao của các chị chè đậu xanh đậu đỏ, của chú bánh bò bánh tiêu, của dì tàu hũ nước cốt dừa, của mấy cô bánh lọt, sương sa, sương sáo… Những tiếng rao đặc trưng chất giọng từng vùng miền đều hội tụ, người ta nói TPHCM đất lành chim đậu là vậy. Những tiếng rao như làm không gian ấm lại, khiến những con người tha phương xa xứ như bớt đi nỗi cô quạnh, trở nên gần gũi và yêu thương nhau hơn. Những tiếng rao lâu dần còn đi kèm với khái niệm thời gian mang đến cho mọi người cảm giác khởi đầu một ngày mới tươi vui và an lành.
Nhưng, có lẽ tiếng rao mà mỗi lần nhắc nhớ, lòng cứ nghe bồi hồi dậy lên bao nỗi niềm - đó chính là những tiếng rao đêm. “Bánh bao nóng đây”, “ai bánh giò bánh chưng đây”…, thật lạ, cũng với người bán hàng rong ấy, cũng vẫn giọng rao ấy nhưng có khi thì nghe như tươi vui, giòn giã, khi lại hồ như mỗi tiếng rao là một nỗi buồn man mác, là nỗi niềm của phận đời phiêu bạt, nổi trôi. Đêm mưa, tiếng rao nghe như buồn hơn. Những đêm đông trời se lạnh, gió thốc từng cơn, những tiếng rao đêm trở nên lạc lõng, lọt thỏm vào màn đêm tĩnh mịch.
Với nhiều thế hệ người dân thành phố, sâu đậm trong ký ức tuổi thơ êm đềm chính là những tiếng rao, âm thanh trên đường phố. Tôi được nghe câu chuyện, nhiều người Việt sống ở nước ngoài, mỗi lần về thăm quê hương đều tìm lại tiếng rao đêm. Họ ghi âm tiếng rao, dùng điện thoại quay clip mang đi, để nhớ về ký ức ngày thơ bé, sưởi ấm lòng những khi trống vắng, nhớ quê. Bà cô ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 - có vài phòng cho sinh viên nước ngoài thuê thì kể, có hai cô sinh viên người Nhật Bản và Hàn Quốc mê đến độ “ghiền” nghe tiếng rao của những người bán hàng rong thành phố. Khuya nào hai cô này cũng đón mấy gánh hàng rong ăn vặt, khi thì bắp luộc, khoai mì hấp, lúc cá viên chiên, bánh giò bánh chưng... “Ngày nào cũng vậy, cứ học về sớm là cô Hàn Quốc lại ra ban công ngóng chờ các gánh hàng rong, nghe rao vẻ rất thích thú. Có hôm cô thắc mắc, hỏi tui cái ông tối nào cũng chạy xe đạp, lắc những miếng kim loại xúc xắc xúc xắc là bán cái gì”, cô kể về người làm nghề tẩm quất, đấm bóp dạo.
Những ngày qua, bão liên tục nên nắng ít hơn mây mù, mưa triền miên. Tấp vào xe hủ tiếu gõ trên đường Cây Trâm tầm 11 giờ rưỡi đêm, anh chủ quán dẫu bao lâu không ghé vẫn nhận ra khách quen. Thằng bé tầm 9-10 tuổi người gầy nhom, da đen nhẻm túc tắc quảy giỏ xách đựng tô vừa đi thu gom về. “Thằng cháu ruột của tui ở quê đó, đang nghỉ hè nên cho nó vô thành phố chạy bán phụ. Có nó tui đỡ lắm, một mình tui đâu có gõ hay bưng đi được. Coi vậy chứ nó nhanh tay nhanh chân lắm, mới vô bán có mấy ngày mà khách ai cũng thương. Có bữa người ta không lấy tiền thối, boa luôn cho nó”, chủ quán xởi lởi khi thấy tôi nhìn cậu bé.
Cái áo mưa mỏng lùng nhùng như che khuất cả người thằng bé, chỉ có cái giọng đặc sệt của nó là không lẫn vào đâu được. “Mấy chú nhậu trong hẻm kêu 4 tô hủ tiếu với năm chục ngàn xí quách mà con nói hết rồi. Hì hì, bữa nay mình về sớm. Mưa coi vậy mà bán ngon, bác Tư hè” - xách nặng mà giọng nó tươi rói. Rồi, thằng nhóc lôi 2 thanh tre gõ lốc cốc… lốc cốc, mặc ông chủ quán lầm bầm mắng yêu: “Hết trơn rồi mà gõ làm chi nữa mậy. Cái thằng này thiệt là… khùng!”. Bất chợt giật mình. Lâu lắm rồi tôi mới được nghe lại âm thanh quen thuộc ấy.
Hàng chục năm trời, hai giỏ bánh trên tay - ở cái tuổi lẽ ra phải được nghỉ ngơi, thanh thản - nhưng ông lại là trụ cột gia đình với hai cô con gái, một câm điếc bẩm sinh, một bị tâm thần. Ngày nào cũng vậy, nắng cũng như mưa, người ta lại nghe tiếng ông vang từng con hẻm. Cũng tiếng rao ấy, nhưng ngày nắng nghe như thanh âm vang vang, rộn rã; còn ngày mưa bỗng dưng cảm giác tiếng rao ấy như khàn đặc, ướt sũng và nặng trĩu.
Không ai đếm nổi mỗi ngày thành phố có bao nhiêu tiếng rao từ những chiếc xe hay gánh hàng rong khắp các hang cùng ngõ hẻm, từ đô thị trung tâm đến vùng ven, ngoại thành. Những tiếng rao lúc buồn, lúc vui, khi rộn ràng, hối hả cũng có khi mênh mang, khắc khoải. Trời còn mờ mờ sương khuya, đã nghe bao nhiêu tiếng rao sớm “bánh mì nóng hổi đây”, “ai xôi bắp hôn”… Càng về sáng những tiếng rao càng nhiều và rộn ràng hơn. Buổi trưa thường là giờ vàng của tiếng chuông leng keng của bác cà rem, tiếng rao của các chị chè đậu xanh đậu đỏ, của chú bánh bò bánh tiêu, của dì tàu hũ nước cốt dừa, của mấy cô bánh lọt, sương sa, sương sáo… Những tiếng rao đặc trưng chất giọng từng vùng miền đều hội tụ, người ta nói TPHCM đất lành chim đậu là vậy. Những tiếng rao như làm không gian ấm lại, khiến những con người tha phương xa xứ như bớt đi nỗi cô quạnh, trở nên gần gũi và yêu thương nhau hơn. Những tiếng rao lâu dần còn đi kèm với khái niệm thời gian mang đến cho mọi người cảm giác khởi đầu một ngày mới tươi vui và an lành.
Nhưng, có lẽ tiếng rao mà mỗi lần nhắc nhớ, lòng cứ nghe bồi hồi dậy lên bao nỗi niềm - đó chính là những tiếng rao đêm. “Bánh bao nóng đây”, “ai bánh giò bánh chưng đây”…, thật lạ, cũng với người bán hàng rong ấy, cũng vẫn giọng rao ấy nhưng có khi thì nghe như tươi vui, giòn giã, khi lại hồ như mỗi tiếng rao là một nỗi buồn man mác, là nỗi niềm của phận đời phiêu bạt, nổi trôi. Đêm mưa, tiếng rao nghe như buồn hơn. Những đêm đông trời se lạnh, gió thốc từng cơn, những tiếng rao đêm trở nên lạc lõng, lọt thỏm vào màn đêm tĩnh mịch.
Với nhiều thế hệ người dân thành phố, sâu đậm trong ký ức tuổi thơ êm đềm chính là những tiếng rao, âm thanh trên đường phố. Tôi được nghe câu chuyện, nhiều người Việt sống ở nước ngoài, mỗi lần về thăm quê hương đều tìm lại tiếng rao đêm. Họ ghi âm tiếng rao, dùng điện thoại quay clip mang đi, để nhớ về ký ức ngày thơ bé, sưởi ấm lòng những khi trống vắng, nhớ quê. Bà cô ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 - có vài phòng cho sinh viên nước ngoài thuê thì kể, có hai cô sinh viên người Nhật Bản và Hàn Quốc mê đến độ “ghiền” nghe tiếng rao của những người bán hàng rong thành phố. Khuya nào hai cô này cũng đón mấy gánh hàng rong ăn vặt, khi thì bắp luộc, khoai mì hấp, lúc cá viên chiên, bánh giò bánh chưng... “Ngày nào cũng vậy, cứ học về sớm là cô Hàn Quốc lại ra ban công ngóng chờ các gánh hàng rong, nghe rao vẻ rất thích thú. Có hôm cô thắc mắc, hỏi tui cái ông tối nào cũng chạy xe đạp, lắc những miếng kim loại xúc xắc xúc xắc là bán cái gì”, cô kể về người làm nghề tẩm quất, đấm bóp dạo.
Những ngày qua, bão liên tục nên nắng ít hơn mây mù, mưa triền miên. Tấp vào xe hủ tiếu gõ trên đường Cây Trâm tầm 11 giờ rưỡi đêm, anh chủ quán dẫu bao lâu không ghé vẫn nhận ra khách quen. Thằng bé tầm 9-10 tuổi người gầy nhom, da đen nhẻm túc tắc quảy giỏ xách đựng tô vừa đi thu gom về. “Thằng cháu ruột của tui ở quê đó, đang nghỉ hè nên cho nó vô thành phố chạy bán phụ. Có nó tui đỡ lắm, một mình tui đâu có gõ hay bưng đi được. Coi vậy chứ nó nhanh tay nhanh chân lắm, mới vô bán có mấy ngày mà khách ai cũng thương. Có bữa người ta không lấy tiền thối, boa luôn cho nó”, chủ quán xởi lởi khi thấy tôi nhìn cậu bé.
Cái áo mưa mỏng lùng nhùng như che khuất cả người thằng bé, chỉ có cái giọng đặc sệt của nó là không lẫn vào đâu được. “Mấy chú nhậu trong hẻm kêu 4 tô hủ tiếu với năm chục ngàn xí quách mà con nói hết rồi. Hì hì, bữa nay mình về sớm. Mưa coi vậy mà bán ngon, bác Tư hè” - xách nặng mà giọng nó tươi rói. Rồi, thằng nhóc lôi 2 thanh tre gõ lốc cốc… lốc cốc, mặc ông chủ quán lầm bầm mắng yêu: “Hết trơn rồi mà gõ làm chi nữa mậy. Cái thằng này thiệt là… khùng!”. Bất chợt giật mình. Lâu lắm rồi tôi mới được nghe lại âm thanh quen thuộc ấy.