Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12

Tính đến 3 giờ chiều nay, trên địa bàn Nha Trang, Khánh Hòa đã không còn gió mạnh, chỉ còn mưa rải rác một số nơi. 

15 giờ 05 phút

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Khánh Hòa, do ảnh hưởng của bão 12 nên sáng 10-11 trên địa bàn tỉnh có mưa to, gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; 24 giờ qua, lượng mưa trên địa bàn Khánh Hòa phổ biến 40mm-80mm, riêng huyện Vạn Ninh mưa từ 150mm-200mm.

Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 1 Bão số 12 gây đổ bảng hiệu, cột điện. Ảnh: VĂN NGỌC
Bão 12 đã khiến cho 16 ngôi nhà của người dân bị tốc mái, trong đó có 15 nhà ở 2 xã Ninh Phước và Ninh Vân (Ninh Hòa) và 1 nhà ở xã Suối Cát (Cam Lâm); 2 trụ sở cơ quan tại Ninh Hòa bị hư hỏng; 3 nhà màng công nghệ cao, diện tích mỗi nhà 1.700m2 của Trại thực nghiệm Suối Dầu (Suối Cát, Cam Lâm) bị sập, hư hỏng.

Theo Chi cục Thủy lợi, thời điểm 9 giờ ngày 10-11, 8 hồ chứa nước trên địa bàn đang tiến hành xả lũ. Trong đó, hồ Hoa Sơn (Vạn Ninh) đã tăng mức xả từ 150 m³/giây trước đó lên trên 200m³/giây thời điểm này; hồ Suối Dầu (Cam Lâm) xả 20,79m³/giây, hồ Đá Đen (Vạn Ninh) xả 18,78m³/giây. Các hồ còn lại gồm: Suối Luồng, Bà Bác, Cây Bứa, Am Chúa và Suối Hành có mức xả không đáng kể, dưới 4m³/giây.

>> Một số hình ảnh thiệt hại do bão số 12 gây ra tại Khánh Hòa. Ảnh: VĂN NGỌC
Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 2
Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 3
Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 4
Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 5
Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 6
Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 7
Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 8
Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 9
Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 10
Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 11
Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 12
Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 13
Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 14

12 giờ 00

Tại Nha Trang, Khánh Hòa, nhiều nơi cây cối ngã đổ, lở đá. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Sỹ Khánh, Phó Chủ tịch UBND TP Nha Trang, nơi đang chịu ảnh hưởng khá nặng của bão số 12 cho biết, tính đến trưa 10-11, nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Nha Trang có cây bị gãy đổ, bật gốc; một số nhà dân bị bay mái tôn và nhiều biển quảng cáo bị đổ; nhiều khu vực trong thành phố bị cúp điện. Để đảm bảo an toàn cho người dân, TP Nha Trang đang cấm đường Nguyễn Tất Thành tại khu vực đầu cầu Bình Tân và đường Thái Nguyên. UBND TP Nha Trang yêu cầu UBND các xã, phường tập trung công tác di dời dân, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Đến 12 giờ cùng ngày, Ban chỉ huy PCLB-TKCN TP Nha Trang đã di dời 1.167 hộ với 4.240 nhân khẩu đến nơi an toàn, trong đó P Vĩnh Trường là 256 hộ, phường Vĩnh Phước 90 hộ, phường Vĩnh Nguyên 187 hộ, phường Phương Sơn 108 hộ…

Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 15 Cây đổ lộ phần rễ. Ảnh: VĂN NGỌC
Lở đá. Ảnh: VĂN NGỌC
Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 18 Người dân bị té ngã trong mưa bão ở Nha Trang. Ảnh: VĂN NGỌC

11 giờ 30 phút

Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, PV Báo SGGP ghi nhận tại địa bàn Phú Yên xảy ra mưa lớn diện rộng. Khu vực phía Nam Phú Yên xảy ra mưa to gió giật mạnh.

Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 19 Phú Yên xảy ra mưa lớn, nhiều vùng bị ngập lụt. Ảnh: NGỌC OAI
Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 20
Một nguồn tin cho biết, đến 11 giờ Thủy điện Sông Ba Hạ được thống nhất nâng mức xả 2000m3/s. Tại nhiều vùng thấp trũng huyện Tuy An, thị xã Sông Cầu lũ đổ về trên các sông lớn. Tại nhiều vùng thấp trũng huyện Tuy An đã bị ngập, nhiều nhà dân bị lũ chia cắt...

Theo báo cáo nhanh của UBND tỉnh Phú Yên, bước đầu, bão đã làm sập 2 căn nhà tại thị xã Sông Cầu, làm tốc mái, hư hỏng nhiều căn nhà ở thị xã Đông Hòa, các huyện Tuy An, Tây Hòa…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế cho biết, địa phương vẫn còn xảy ra mưa rất to ở diện rộng. Trước mắt địa phương đã yêu cầu ngành chức năng cùng các chính quyền cơ sở khẩn trương triển khai phương án sơ tán dân ở các vùng trũng thấp, vùng ngập lụt, có nguy cơ sạt lở đất ngay khi bão tan...

Cũng theo ông Thế, khoảng 8 giờ 45 phút ngày 10-11 tại km1354 thuộc Hảo Sơn Bắc, xe ô tô tải đông lạnh BKS 49C-23870 do Nguyễn Trần Huy Hoàng (SN 1997 trú phường 7, Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) điều khiển chở theo 1 phụ xe, xe không chở hàng, đang lưu thông trên quốc lộ 1A Bắc - Nam thì bị lật xuống ta luy, nằm trúc xuống ruộng. Hậu quả, Hoàng bị thương được đưa đi cấp cứu, xe ô tô hư hỏng...

9 giờ 00

Sáng 10-11, ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cho biết, khu vực thị xã Sông Cầu đang có gió mạnh cấp 9, gió giật mạnh nhất tại khu vực ven biển. Khu vực TP Tuy Hòa có gió cấp 8, cấp 9 giật lên cấp 10. Trong khi đó, tại khu vực thị xã Đông Hòa, vịnh Vũng Rô có gió rất mạnh, biển động dữ dội.

Cây cối bị gió bão quật ngã tại TP Tuy Hòa, Phú Yên. Ảnh: NGỌC OAI

Ông Tùng cho biết, theo dự báo của các cơ quan khí tượng, khoảng 8 đến 10 giờ sáng nay (10-11), bão số 12 sẽ đổ bộ vào đất liền.

Tại khu vực thị xã Đông Hòa từ đêm đến sáng 10-11, gió bão gào rít, biển động dữ dội, sóng biển dâng rất cao tác động mạnh vào bờ biển. Gió bão làm mất điện toàn xã Hòa Tâm, phường Hòa Hiệp Bắc, thị xã Đông Hòa.

Trong khi đó, tại TP Tuy Hòa, gió bão rít mạnh làm tốc mái một số nhà dân, khiến cây cối và nhiều công trình đổ ngã…

Theo báo cáo của Công ty Điện lực Phú Yên, hiện có 45/110 xã, phường, thị trấn tại Phú Yên mất điện. Hiện mưa rất to, gió lớn nên tạm thời ngành điện Phú Yên chưa thể khắc phục được các sự cố.

Lực lượng chức năng thu dọn cây cối bị gió bão quật ngã tại TP Tuy Hòa, Phú Yên. Ảnh: NGỌC OAI
Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN Phú Yên cho biết, tính từ 19 giờ ngày 9-11 đến 6 giờ 30 phút ngày 10-11, trên địa bàn Phú Yên xảy ra mưa rất lớn, lượng mưa lên đến 229,4mm; tại xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa lượng mưa đo được lên đến 230mm.

Theo báo cáo của ngành chức năng tỉnh Phú Yên, trong sáng 10-11, nhiều nhà máy thủy điện, hồ chứa bắt đầu vận hành xả nước, nguy cơ gây ngập vùng hạ du.

Lúc 6 giờ sáng, Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ bắt đầu xả lũ về hạ du Phú Yên với lưu lượng 1.400 m3/giây. Nước tại thượng nguồn đổ xuống thủy điện Sông Ba Hạ là 1.415 m3/giây. Phía Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ tiếp tục đề nghị cho tăng lưu lượng xả lũ lên 2.000-2.400 m3/giây trong chiều 10-11.

Nhà máy Thủy điện Sông Hinh sáng cùng ngày xả 54 m3/giây; Nhà máy Thủy điện Kông H’Năng xả xuống hạ du 475 m3/giây; Nhà máy Thủy điện La Hiêng 2 xả 185 m3/giây.

Nhiều tuyến đường bị ngập lụt, chia cắt tại tỉnh Phú Yên. Ảnh: NGỌC OAI
Đến 8 giờ ngày 10-11, hồ chứa nước Phú Xuân (huyện Đồng Xuân) xả lũ 60-120 m3/giây, cảnh báo gây ngập lụt vùng hạ du 1m. Tương tự, hồ chứa nước Đồng Tròn (huyện Tuy An) xả lưu lượng 76- 271 m3/giây, gây ngập lụt vùng hạ du hơn 1m.

Bắt đầu từ khoảng 8 giờ sáng, nhiều địa bàn vùng thấp trũng ở Phú Yên xuất hiện lũ lên cao, chảy xiết trên các sông suối, kênh mương… Tại quốc lộ 29, đoạn qua huyện Sông Hinh (Phú Yên), nhiều đoạn đã bị ngập lụt, gây khó khăn, nguy hiểm cho người dân lưu thông trên đường…

Ngập lũ tại quốc lộ 29, đoạn qua huyện Sông Hinh (Phú Yên). Ảnh: NGỌC OAI

Tương tự, tại Bình Định, nhiều địa phương có gió giật mạnh cấp 6, cấp 7. Theo dự báo của ngành chức trách địa phương, mực nước trên sông Kôn dao động liên tục. Thượng nguồn sông Kôn trong 24 giờ tới có khả năng đạt mức độ báo động 3, hạ lưu đạt mức độ báo động 2.

Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN Bình Định, địa phương đang tiếp tục có mưa to đến rất to, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các huyện An Lão, Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh, thị xã Hoài Nhơn…

-----------------------------

Tạm dừng tuyến tàu khách Phan Thiết đi đảo Phú Quý và ngược lại để phòng tránh bão số 12

Để chủ động phòng, tránh cơn bão số 12, UBND tỉnh Bình Thuận đã thống nhất cho tạm dừng các tuyến tàu khách hoạt động trên tuyến TP Phan Thiết đi đảo Phú Quý và ngược lại, bắt đầu từ 21 giờ ngày 9-11 đến 12 giờ ngày 10-11-2020.
Trước đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận đã nhận được công văn đề nghị của Cảng vụ hàng hải Bình Thuận về việc tạm dừng hoạt động giao thông tuyến đường biển Phan Thiết - Phú Quý để phòng, tránh cơn bão số 12 đổ bộ gây gió to, sóng mạnh trên biển, hạn chế rủi ro do bão gây ra.
Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 25 Tuyến tàu khách Phan Thiết - Phú Quý sẽ tạm dừng hoạt động để phòng, tránh bão số 12
Cùng với đó, nhằm chủ động ứng phó cơn báo số 12, UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã có công điện hỏa tốc yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan không chủ quan, lơ là trong mọi tình huống nhằm chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai, giảm tối đa thiệt hại về người, tài sản, công trình cơ sở hạ tầng khi bão số 12 đổ bộ.
Trong đó, các đơn vị liên quan và các huyện, thị xã, thành phố ven biển ở tỉnh Bình Thuận kiểm tra, rà soát, hướng dẫn tàu thuyền đang hoạt động trên biển thoát ra khỏi vùng nguy hiểm và về nơi tránh trú bão an toàn; kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi hoạt động của các tàu, thuyền, duy trì thông tin liên lạc với các chủ phương tiện để hướng dẫn, hỗ trợ xử lý kịp thời các tình huống sự cố, tại nạn có thể xảy ra trên biển. Chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, nhất là tàu thuyền hoạt động trên biển cũng như hướng dẫn neo đậu tại bến trước khi bão số 12 đổ bộ và xả lũ hồ chứa.
-----------------------------
Bão số 12 đang đổ bộ vào Khánh Hòa
Tại Khánh Hòa, ghi nhận từ lúc 7 giờ sáng nay (10-11) bắt đầu có gió khoảng cấp 3, cấp 4, nhưng đến 9 giờ 30 phút, gió đã mạnh dần lên rất nhiều và kèm theo mưa lớn.
Nhiều người dân Nha Trang vẫn ra đường trong gió lớn. Ảnh: VĂN NGỌC
Những thiệt hại ban đầu của cơn bão số 12 ảnh 27 Một số cây xanh đã ngã đổ. Ảnh: VĂN NGỌC
Tại TP Nha Trang, phương tiên xe máy không thể lưu thông khi gặp gió lớn. Ảnh: VĂN NGỌC

Tin cùng chuyên mục