Khó mà giải thích hết cái tình trên mảnh đất này một cách thật trọn vẹn, chỉ đơn giản “Người thành phố là vậy đó!”.
Điều miễn phí
Chuyện miễn phí ở thành phố này không phải là một điều gì xa lạ. Dưới cái nắng chang chang, trên nhiều con đường, cô mua ve chai, chú phụ hồ hay bạn sinh viên lỡ đường dễ dàng tìm được một ly trà đá miễn phí để đỡ cái khát. Không chỉ có ly trà đá, mà ở đây, người ta còn tìm thấy nhiều điều miễn phí khác, như bánh mì miễn phí, cắt tóc miễn phí, quần áo, sách vở… và cả tủ sữa mẹ miễn phí - dành cho những bà mẹ khan hiếm sữa sau sinh.
Chuyện miễn phí ở thành phố này không phải là một điều gì xa lạ. Dưới cái nắng chang chang, trên nhiều con đường, cô mua ve chai, chú phụ hồ hay bạn sinh viên lỡ đường dễ dàng tìm được một ly trà đá miễn phí để đỡ cái khát. Không chỉ có ly trà đá, mà ở đây, người ta còn tìm thấy nhiều điều miễn phí khác, như bánh mì miễn phí, cắt tóc miễn phí, quần áo, sách vở… và cả tủ sữa mẹ miễn phí - dành cho những bà mẹ khan hiếm sữa sau sinh.
Người lao động xếp hàng mua phiếu vào ăn tại quán cơm 2000 đồng
Có một con hẻm thật dễ thương giữa lòng thành phố, mà bao năm qua người ta vẫn gọi là “Hẻm ông Tiên” (hẻm 96 đường Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận). Không chỉ miễn phí ly trà đá, bơm vá xe, chai dầu gió, viên thuốc cảm TPHCM khi trái gió trở trời, mà còn miễn phí cả dịch vụ mai táng. Bởi suy nghĩ “nghĩa tử là nghĩa tận” mà bao nhiêu năm qua, hễ gia đình nào có người mất nhưng khó khăn quá, thì không ai bảo ai, chú Út, chú Phúc, người chạy đầu này, người chạy đầu kia vận động bà con quyên góp mỗi người một ít, chung tay lo việc mai táng. “Cơm 2.000 đồng” là mô hình quán cơm xã hội phổ biến ở TPHCM. Nhưng mới đây, dư luận xôn xao, có nhiều phản ứng khác nhau quanh việc sinh viên đi ăn cơm 2.000 đồng, mỗi người khi đưa ra ý kiến đều có một cách giải thích khác nhau. Có người bênh vực, nhưng cũng có người phản đối gay gắt, nhưng với những người sáng lập ra các quán cơm 2.000 đồng, chỉ cười: “Ở thành phố là vậy đó, phân biệt chi cho mệt!”. Đó là chia sẻ từ chú H.A. (chủ quán cơm 2.000 đồng trên đường Ngô Quyền, phường 5, quận 10). Không đâu như ở đây, khi mở quán ăn chỉ cần có khách tới ăn là vui rồi, còn chuyện lời, lỗ thì tính sau. Mà hơn hết, đây là quán cơm xã hội thì phân biệt để làm gì, bởi nó đâu tính chuyện lời hay lỗ. Mà điều quan trọng là có bao nhiêu người được chia sẻ, bao nhiêu người được no bụng để tiếp tục hành trình mưu sinh. Sẽ không thể nào kể hết, đếm hết xem ở thành phố này có bao nhiêu điều miễn phí như vậy. Cũng không có một lời giải thích nào thật trọn vẹn, vì sao ở đây người ta hay làm từ thiện đến vậy. Có người nói, vì thành phố phương Nam trù phú, thiên nhiên hiền hòa nên con người nơi đây phóng khoáng, xởi lởi. Cũng có người cho rằng, đây như một cách trả ơn với thành phố. Nhiều người dù là người thành phố hay ở những nơi khác, sau khi học tập và tạo dựng sự nghiệp thành công trên mảnh đất này thì việc làm từ thiện như một lời cảm ơn dành cho nơi đây, một sự sẻ chia của người đi trước dành cho người tới sau… Và dù là lý do gì đi chăng nữa, thì những điều dễ thương, những san sẻ kia đã một phần nào gánh bớt những nhọc nhằn trên bước đường mưu sinh vất vả của những phận đời còn tảo tần nơi đây. Để người ta thấy thêm yêu hơn mảnh đất này, nơi chỉ có hai mùa mưa, nắng đi qua…Chuyện dễ thương
Với những người hay tập thể dục buổi sáng ở Công viên Tao Đàn, chắc hẳn đã quá quen thuộc với hình ảnh cô Liễu gần 70 tuổi, mỗi ngày mang hơn chục ký chuối cắt khoanh sẵn để dưới gốc cây cho bọn sóc ăn. Không ai trả công, cũng không ai bắt buộc phải lo cho đám sóc trong công viên, nhưng cô Liễu vẫn không nề hà. “Thấy tụi nó trên cây xuống kiếm ăn, mà không có gì, phải ăn mấy cái lá cây, tội nghiệp nên cô mang chuối vào. Chuối thì cũng vừa túi tiền với cô”, cô Liễu (ngụ quận 1) vừa cười, vừa chia sẻ. Hình ảnh đàn bồ câu ở khu vực Nhà thờ Đức Bà, bao nhiêu năm qua có mặt khá nhiều trong các khung hình cưới, hình kỷ yếu… của những bạn trẻ hay chụp ảnh khu vực này. Nhưng ít ai biết, đây là “đám con nhỏ” của chị Nguyễn Ngọc Quang Thanh. “Hồi đầu, thấy tụi nó tới không ai cho ăn, tui cho ăn riết rồi thành quen, mến tay mến chân luôn. Cũng hơn chục năm rồi”, chị Thanh kể. Gần đây, đám con nhỏ của chị Thanh còn được người bạn làm thợ nhuộm của chị “đầu tư” cho bộ lông mới, với đủ màu sắc rực rỡ. Nhiều du khách khi đến đây tham quan, chụp hình khá thích thú và trầm trồ, chờ đợi đàn bồ câu tới để có những khung hình kỷ niệm thật ấn tượng. Chuyện ở TPHCM, nhiều khi chỉ nhỏ vậy thôi mà dễ thương đến lạ! Thật khó để giải thích cái tình thương dành cho chim trời, thú hoang của người thành phố. Như với cô Liễu, chỉ đơn giản là “mình không cho nó ăn, thì ai cho nó ăn”. Cái tình giúp được bao nhiêu thì giúp, chia sẻ được với ai thì chia sẻ, ở thành phố này không ai câu nệ điều gì hết cũng là vậy, sự thân thiện cũng từ đó mà đến một cách rất tự nhiên. Nhiều người vẫn hay nói, thành phố này chật hẹp, cuộc sống thì ồn ào, vội vã… Nhưng cũng có người lại nói, đây là mảnh đất lành chim đậu, dân thành phố hào sảng, thiệt tình. Thật vậy, ở đây người ta có thể bắt gặp nhiều giọng nói vùng, miền khác nhau. Mỗi người đều có cái lý của riêng mình khi nói về nơi đây, yêu có, thương có, ghét có…, nhưng mảnh đất này thì vẫn thế. Vẫn đón chân người đến, tiễn người đi… và tình yêu thương, san sẻ vẫn luôn hiện hữu mỗi ngày, chưa bao giờ phân biệt hay đắn đó chuyện cho - nhận. Chỉ đơn giản, người ta thấy mình cần chia sẻ với cuộc sống xung quanh mỗi ngày nhiều hơn. Có thể ngày mai, bạn sẽ phải bực bội đến cáu gắt khi trễ giờ làm, mà đường thì kẹt xe không lối thoát; hay trời nắng chang chang như đổ lửa trên đầu mà cứ gặp đèn đỏ liên tục… Thành phố này thật đáng ghét phải không? Nhưng cứ để mắt nhìn xung quanh xem, giữa trời nắng gắt, chú bán vé số ghé lại bên đường thưởng thức ly trà đá miễn phí mát lạnh đã khát, rồi cười tươi rói: “Mấy bữa nay, ổng nắng dữ quá!”. Hoặc một buổi trưa nào đó, nhìn dòng người mặt lấm tấm mồi hôi hay vai áo còn vướng bụi công trình xếp hàng thật ngay ngắn để vào quán cơm 2.000 đồng… Hình ảnh đó chợt làm người ta thấy lòng mình như dịu dàng hơn, thành phố này như đẹp hơn, không phải đẹp hơn bởi những công trình hiện đại, hay những cao ốc ngất trời; mà đẹp hơn bởi một thứ tình thương được lan tỏa, đẹp hơn từ những tấm lòng thơm thảo.
Với những người hay tập thể dục buổi sáng ở Công viên Tao Đàn, chắc hẳn đã quá quen thuộc với hình ảnh cô Liễu gần 70 tuổi, mỗi ngày mang hơn chục ký chuối cắt khoanh sẵn để dưới gốc cây cho bọn sóc ăn. Không ai trả công, cũng không ai bắt buộc phải lo cho đám sóc trong công viên, nhưng cô Liễu vẫn không nề hà. “Thấy tụi nó trên cây xuống kiếm ăn, mà không có gì, phải ăn mấy cái lá cây, tội nghiệp nên cô mang chuối vào. Chuối thì cũng vừa túi tiền với cô”, cô Liễu (ngụ quận 1) vừa cười, vừa chia sẻ. Hình ảnh đàn bồ câu ở khu vực Nhà thờ Đức Bà, bao nhiêu năm qua có mặt khá nhiều trong các khung hình cưới, hình kỷ yếu… của những bạn trẻ hay chụp ảnh khu vực này. Nhưng ít ai biết, đây là “đám con nhỏ” của chị Nguyễn Ngọc Quang Thanh. “Hồi đầu, thấy tụi nó tới không ai cho ăn, tui cho ăn riết rồi thành quen, mến tay mến chân luôn. Cũng hơn chục năm rồi”, chị Thanh kể. Gần đây, đám con nhỏ của chị Thanh còn được người bạn làm thợ nhuộm của chị “đầu tư” cho bộ lông mới, với đủ màu sắc rực rỡ. Nhiều du khách khi đến đây tham quan, chụp hình khá thích thú và trầm trồ, chờ đợi đàn bồ câu tới để có những khung hình kỷ niệm thật ấn tượng. Chuyện ở TPHCM, nhiều khi chỉ nhỏ vậy thôi mà dễ thương đến lạ! Thật khó để giải thích cái tình thương dành cho chim trời, thú hoang của người thành phố. Như với cô Liễu, chỉ đơn giản là “mình không cho nó ăn, thì ai cho nó ăn”. Cái tình giúp được bao nhiêu thì giúp, chia sẻ được với ai thì chia sẻ, ở thành phố này không ai câu nệ điều gì hết cũng là vậy, sự thân thiện cũng từ đó mà đến một cách rất tự nhiên. Nhiều người vẫn hay nói, thành phố này chật hẹp, cuộc sống thì ồn ào, vội vã… Nhưng cũng có người lại nói, đây là mảnh đất lành chim đậu, dân thành phố hào sảng, thiệt tình. Thật vậy, ở đây người ta có thể bắt gặp nhiều giọng nói vùng, miền khác nhau. Mỗi người đều có cái lý của riêng mình khi nói về nơi đây, yêu có, thương có, ghét có…, nhưng mảnh đất này thì vẫn thế. Vẫn đón chân người đến, tiễn người đi… và tình yêu thương, san sẻ vẫn luôn hiện hữu mỗi ngày, chưa bao giờ phân biệt hay đắn đó chuyện cho - nhận. Chỉ đơn giản, người ta thấy mình cần chia sẻ với cuộc sống xung quanh mỗi ngày nhiều hơn. Có thể ngày mai, bạn sẽ phải bực bội đến cáu gắt khi trễ giờ làm, mà đường thì kẹt xe không lối thoát; hay trời nắng chang chang như đổ lửa trên đầu mà cứ gặp đèn đỏ liên tục… Thành phố này thật đáng ghét phải không? Nhưng cứ để mắt nhìn xung quanh xem, giữa trời nắng gắt, chú bán vé số ghé lại bên đường thưởng thức ly trà đá miễn phí mát lạnh đã khát, rồi cười tươi rói: “Mấy bữa nay, ổng nắng dữ quá!”. Hoặc một buổi trưa nào đó, nhìn dòng người mặt lấm tấm mồi hôi hay vai áo còn vướng bụi công trình xếp hàng thật ngay ngắn để vào quán cơm 2.000 đồng… Hình ảnh đó chợt làm người ta thấy lòng mình như dịu dàng hơn, thành phố này như đẹp hơn, không phải đẹp hơn bởi những công trình hiện đại, hay những cao ốc ngất trời; mà đẹp hơn bởi một thứ tình thương được lan tỏa, đẹp hơn từ những tấm lòng thơm thảo.