Quay về Longform
zl
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định

Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định

Huyện Hoài Ân (Bình Định) không chỉ là thủ phủ nuôi heo lớn nhất miền Trung mà còn là vùng đất mới đầy tiềm năng phát triển các loài cây ăn quả với 1.500ha, nơi đã chinh phục được thương hiệu bưởi da xanh thơm ngon trứ danh. Vùng đất này, mấy năm trở lại đây xuất hiện nhiều nông dân tiêu biểu được mệnh danh là những “ông vua” trồng cây ăn quả khi sở hữu khu vườn cây trái “đẻ” bạc tỷ mỗi năm.
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 3
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 4

Giữa cái nắng gay gắt những ngày cuối tháng 5-2022, chúng tôi tìm đến vườn cây ăn quả 5ha của ông Nguyễn Hoài Thương (45 tuổi) tại thung lũng Phú Trị (xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân). Ngồi dưới bóng những tán cây ăn quả, ông Thương kể lại những tháng ngày khó khăn để thực hiện giấc mơ chinh phục những loài cây ăn trái.

 “Ở Phú Trị này người dân chỉ trồng keo, tràm trên các gò đồi, vườn nhà. Đây là loài cây đem lại kinh tế nhanh, giúp xóa đói giảm nghèo, nhưng lại vắt kiệt nguồn nước, làm cho đất đai cằn cỗi”, ông Thương chia sẻ.

Nhận thấy hệ lụy trên, từ năm 2017 ông Thương bắt đầu chuyển hết các diện tích đất đồi trồng keo, tràm kém hiệu quả sang cây ăn quả. Ngày ông “vác tiền tỷ” lên khu đồi hoang vu Phú Trị để trồng cây ăn quả, cả làng ai nấy đều lắc đầu cho rằng ông suy nghĩ viễn vông khi bỏ tiền tỷ vào những thứ mà chẳng biết đến bao giờ mới có lợi nhuận.

Ai nói gì mặc kệ, ông vẫn bỏ hàng tỷ đồng để đầu tư, hình thành vườn cây ăn quả trang bị công nghệ, kỹ thuật bài bản. “Cũng nhờ sự hỗ trợ từ huyện về giống cây, phân bón, khoan giếng, kỹ thuật… nên tôi mới mạnh dạn đầu tư. Qua 5 năm, tôi đã trồng được 1.000 cây cam ruột đỏ, 600 cây mít, 500 cây bưởi da xanh cùng các loại bơ, dừa xiêm, sầu riêng…”, ông Thương kể.

Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 5
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 6
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 7

Hiện, vườn cây ăn quả của ông đã phát triển tươi tốt, nhiều loài cây đâm hoa kết trái, cho quả có thu nhập.

Trong khu vườn rộng hàng hecta ông tâm đắc nhất là loài cây sầu riêng musang king (giống nhập từ Malaysia). Đây là loài cây ăn quả mới ở Việt Nam, có giá trên thị trường rất cao.

Với mỗi loài cây ông Thương đều cho trồng thử nghiệm trước rồi mới triển khai đồng loạt. Ông đã đầu tư vào vườn cây ăn quả của mình trên 4 tỷ đồng. Hiện ông cũng đã mở rộng thêm 1 vườn cây khác rộng 2,4ha.

“Trong khi cây keo, tràm chỉ cho thu 15 triệu/1ha với thời gian 5- 6 năm, thì các loài cây ăn quả lại cho giá trị cao hơn, nhất là cây bưởi da xanh nếu trồng đủ 6 tuổi sẽ cho thu hàng trăm triệu đồng mỗi hecta. Ngược lại, cây ăn quả chúng tôi chỉ hái quả chứ không chặt nhổ cây nên góp phần rất lớn trong việc giữ nguồn nước, phủ xanh đồi trọc, điều hòa khí hậu…”, ông Thương so sánh.

Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 8
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 9
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 10
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 11

Tại xứ Rừng Bường (xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân) vài năm trở lại đây xuất hiện nhiều mô hình trồng cây ăn trái, làm nông nghiệp quy mô lớn. Trong đó, hộ ông Đặng Văn Cấp (72 tuổi) là điển hình tiêu biểu, khi sở hữu vườn cây ăn quả trên 12ha đồ sộ nhất. Đưa chúng tôi vào sâu trong vườn với đủ loại cây ăn quả của mình, ông Cấp kể về quá trình khai hoang, phục hóa để biến gò đồi xứ Rừng Bường “đẻ” bạc tỷ.

Trước năm 1990, ông Cấp đã trồng 50ha dừa ở đây, sau giải thể các nông trường, hợp tác xã thì ông trả đất cho nhà nước chỉ giữ lại hơn 12ha để phát triển các mô hình cây ăn quả. Với phương châm “không bỏ hoang, lãng phí đất đai” ông trồng phủ kín toàn bộ khu vườn trên 12ha bằng nhiều loài cây ăn quả. Ông còn sáng kiến ra mô hình trồng tiêu ký sinh vào thân dừa.

Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 12
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 13
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 14

“Thân cây dừa giữ nước rất tốt, lại phù hợp để rễ cây tiêu hột sống bám tươi tốt. Qua nhiều lần nghiên cứu, thử nghiệm tôi bắt đầu triển khai trồng tiêu ký sinh dừa để tăng thu nhập. Nhờ vậy tôi gầy dựng được vườn tiêu 7.000 trụ, bên cạnh đó tôi trồng bổ sung thêm 1.500 cây dừa, 1.000 cây bưởi da xanh, và loại cây khác như: dâu ăn trái, mận, cam canh, vú sữa, quýt đường, bơ, xoài, sầu riêng, mai vàng…”

Năm nay, giá hồ tiêu tăng cao lên đến 80.000 đồng/kg, vườn tiêu ông Cấp lại được mùa, “năm nay tôi thu được trên 1 tỷ đồng tiền hồ tiêu” ông Cấp khoe.

Ngoài ra, vườn dừa xiêm nhà ông đang cho quả, mỗi năm thu 130 triệu đồng; dâu ăn quả mỗi vụ thu 7 tấn (doanh thu ước đạt 180 triệu đồng), bưởi da xanh cũng bắt đầu có quả… Nếu tính sơ bộ, sau 2 năm ảnh hưởng dịch Covid-19, năm nay vườn cây ăn quả ông Cấp kỳ vọng thắng lớn, doanh thu ước đạt trên 1,5 tỷ đồng…

“Theo tôi kinh nghiệm để chinh phục các loài cây ăn quả ngoài yếu tố thổ nhưỡng, tự nhiên, nguồn nước, phân bón… thì người làm phải có chí, bền gan và phải thương cây như thương chính con ruột của mình”, ông Cấp nói.

Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 15
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 16
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 17
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 18
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 19

Ở Hoài Ân, ông Phạm Đình Độ (59 tuổi) được các thợ trong giới trồng cây ăn quả mệnh danh là “vua la gym” (trồng đủ loài cây ăn quả). Ông Độ là người có công phục hóa gò đồi Bà Nông (xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân), biến nơi này thành “mỏ vàng” cây ăn quả.

Ông Độ chia sẻ kinh nghiệm: “Để xây dựng được vườn cây ăn quả trên 7ha như hôm nay, tôi đã áp dụng mô hình lấy ngắn nuôi dài. Ngoài trồng các cây ăn quả chủ lực, như: bưởi da xanh, cam canh, quýt đường, sầu riêng… tôi còn trồng thêm các loài cây ngắn ngày như ớt, nghệ, đu đủ… Mấy loài cây ngắn ngày này có thể thu được hàng trăm triệu mỗi năm, nhờ vậy tôi có nguồn lực để bám trụ trồng cây ăn quả, chờ cây đâm hoa kết trái”.

Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 20
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 21
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 22

Hiện, vườn cây ăn quả ông Độ ngoài cam sành, quýt đường, sầu riêng thì ông trồng 1.400 cây bưởi da xanh, trong đó có 1.100 cây đã cho thu hoạch. “Ngày trước trồng bưởi da xanh, nhờ huyện hỗ trợ về cây giống, phân, kỹ thuật, công nghệ tưới… nên tôi áp dụng rất nhanh. Hiện, 1.100 cây bưởi của tôi đã cho quả, ước đạt 600 triệu đồng mỗi năm. Mới đây, nhờ huyện kết nối tôi được Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ để mở rộng vườn bưởi da xanh thêm 300 cây”, ông Độ kể.

Cũng theo lời ông Độ, nếu không có gì thay đổi, trong khoảng 2 năm nữa vườn ăn quả của ông bắt đầu thu tiền tỷ…

Nhiều người hay gọi anh Trần Bảo Diệp (35 tuổi, ở thị trấn Tăng Bạt Hổ, Hoài Ân) là “Diệp khùng” bởi anh có cách làm nông nghiệp khác người, không giống ai.

“Khoảng năm 2012 tôi bắt đầu làm nông nghiệp công nghệ cao. Ban đầu tôi bỏ hàng trăm triệu làm nhà màng khép kín để trồng các loại cây, cả xóm ai nấy cười nói tôi bị khùng. Nhưng sau đó hoa tôi làm, ép hoa nở đúng theo đặt hàng bán rất đắt hàng khiến cả làng thán phục. Khi đó họ mới tin tôi làm được và mới thấy được những điều mới mẻ trong nông nghiệp hiện đại”, Diệp kể.

Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 25
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 26
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 27

“Diệp khùng” đưa tôi ra thăm khu nhà màng của anh ở cánh đồng xã Ân Phong có diện tích khoảng hơn 1.000m2, mới được đầu tư 400 triệu đồng. Bên trong khép kín hoàn toàn, với công nghệ tưới nhỏ giọt hiện đại. Vào sâu khu sản xuất, nơi những luống cây trái như cà chua socola, dưa leo baby, dưa lưới, dưa hấu treo giàn… giăng mắc lỉnh kỉnh. “Ở trong nhà màng tôi có thể kiểm soát được sâu bọ, môi trường để các loài cây sinh trưởng tốt mà không cần sử dụng thuốc trừ sâu. Nhờ vậy, cây trái của tôi ra đảm bảo theo các tiêu chuẩn an toàn, đặc biệt chất lượng tốt, giá thành ổn định”, anh Diệp kể.

Từ cuối năm 2018, một số sản phẩm của anh Diệp đã được tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài tỉnh. Vụ nào cũng thế, khi vừa cho thu thì các thương lái, khách hàng khắp nơi đến đặt hàng tiêu thụ hết trong khoảng 3-5 ngày. Mỗi vụ 60 ngày anh có thu từ 20 – 30 triệu, mỗi năm 6 vụ. Hiện, anh Diệp đang làm thương hiệu cho các loại rau củ quả do mình làm ra để đăng ký bảo hộ, tem truy xuất, logo, nhãn mác và đặc biệt tạo ra các sản phẩm OCOP.

Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 28
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 29

Mô hình của “Diệp khùng” tuy chưa thực sự tạo thành phong trào tỏa mạnh mẽ, nhưng đã chứng minh được cho người dân Hoài Ân có cái nhìn mới về xu thế nông nghiệp ứng dụng công nghệ, sản phẩm sạch an toàn được đầu tư bài bản mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Hiện, anh Diệp đang đảm nhận vai trò quản lý Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Ân Phong. Thời gian tới anh sẽ mở rộng mô hình, sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn, chuyển giao kỹ thuật cho những người dân có nguyện vọng muốn làm nông nghiệp công nghệ cao...

Ông Nguyễn Hữu Khúc, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân, cho biết: Bên cạnh các thế mạnh về nông nghiệp, chăn nuôi khi có đàn heo lớn nhất miền Trung với 250.000 con, Hoài Ân còn là huyện rất có tiềm năng phát triển thành thủ phủ cây ăn quả lớn. Hiện, toàn huyện có khoảng 1.400ha cây ăn quả, chủ yếu trồng trên diện tích nông nghiệp kém hiệu quả, gò đồi. Trong đó, huyện đã chinh phục được các giống cây ăn quả chủ lực trong đó có bưởi da xanh, dừa xiêm…

Đặc biệt, bưởi da xanh trồng trên thổ nhưỡng Hoài Ân rất phù hợp, quả cho hương vị đậm đà hơn so với các vùng miền khác. Hiện, bưởi da xanh và dừa xiêm Hoài Ân đã có thương hiệu, chỗ đứng trong thị trường cả nước, đặc biệt chen chân, cạnh tranh được với các thị trường phía Nam nơi các vựa bưởi da xanh, dừa lớn nhất cả nước.

Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 31
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 32

Trong nông nghiệp nói chung, huyện có 14 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP từ 3 đến 4 sao. Hiện, huyện cũng đang làm hồ sơ đăng ký thêm 10 sản phẩm OCOP; 28 sản phẩm đã đăng ký trên các sàn giao dịch, chợ điện tử lớn. Ngoài ra, toàn huyện 162 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu với 76 chủng loại khác nhau.

Bên cạnh đó, Hoài Ân còn nơi có lợi thế chăn nuôi với 1.960 trang trại, gia trại có tổng đàn gia súc, gia cầm (heo, bò, gà, vịt) lên đến trên 1 triệu con…

“Ngày 27-5 tới đây, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức ngày hội cây ăn quả lớn nhất từ trước đến nay tại Bình Định. Trong ngày hội, các đặc sản về nông nghiệp, cây ăn quả Hoài Ân sẽ được trình làng, giới thiệu. Chúng tôi sẽ tiến tới ký kết thêm các hợp đồng hợp tác mới để tìm đầu ra, kỹ thuật, liên kết chuỗi giúp người dân phát triển các mô hình, ý tưởng táo bạo giúp cho ngành nông nghiệp huyện phát triển”, ông Nguyễn Hữu Khúc thông tin.

Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 33
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định ảnh 34

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Người dân theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành như thế nào?

Người dân theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành như thế nào?

Lễ diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước dự kiến diễn ra từ 6 giờ 30 ngày 30-4. Báo SGGP chia sẻ một số cẩm nang để người dân thuận tiện theo dõi buổi lễ đặc biệt này.

Thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong 5 năm qua

Thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong 5 năm qua

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan và Bộ Công thương, năm 2024, thặng dư thương mại của Việt Nam sang Hoa Kỳ là 106 tỷ USD. Trong 5 năm gần đây, Việt Nam liên tục duy trì thặng dư với Hoa Kỳ.

Dấu ấn những buổi duyệt binh lịch sử

Dấu ấn những buổi duyệt binh lịch sử

Vào ngày 30-4-2025, buổi lễ diễu binh, diễu hành quy mô lớn sẽ được tổ chức tại TPHCM nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nước ta đã diễn ra 3 buổi duyệt binh quy mô lớn và nhiều buổi diễu binh, diễu hành tổ chức vào các năm chẵn kỷ niệm Quốc khánh hoặc kỷ niệm chiến thắng lịch sử.

Những chính sách nổi bật, có hiệu lực từ tháng 4-2025

Những chính sách nổi bật, có hiệu lực từ tháng 4-2025

Từ tháng 4-2025, nhiều chính sách mới, nổi bật có hiệu lực, như: HĐND và UBND cấp xã không còn ban hành văn bản QPPL; Mỗi giáo viên không được kiêm nhiệm quá 2 nhiệm vụ; Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại; Tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động...

Cuộc thi Đất nước ngàn hoa: Để những bức ảnh kể câu chuyện truyền cảm hứng

Cuộc thi Đất nước ngàn hoa: Để những bức ảnh kể câu chuyện truyền cảm hứng

Cuộc thi Đất nước ngàn hoa do Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) tổ chức, đang về đích với sự hưởng ứng nhiệt tình từ đông đảo tác giả trên khắp mọi miền đất nước. Cuộc thi đóng cổng nhận ảnh (https://thianh50nam.sggpnews.vn) vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 1-4-2025.

35 thủ tục hành chính có thể làm tại công an cấp xã

35 thủ tục hành chính có thể làm tại công an cấp xã

Bộ Công an vừa ban hành Hướng dẫn số 08/HD-BCA-V03 ngày 17-2-2025 phân cấp thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến khi không tổ chức công an cấp huyện. Theo Bộ Công an, đối với các thủ tục hành chính/dịch vụ công trực tuyến được phân cấp về cấp xã giữ nguyên nội dung, trình tự, cách thức thực hiện, thời gian giải quyết và các vấn đề khác có liên quan của thủ tục hành chính/dịch vụ công.

Việt Nam có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với những nước nào?

Việt Nam có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với những nước nào?

Tính đến ngày 12-3-2025, Việt Nam có quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 12 quốc gia. Đó là Trung Quốc (2008), Liên bang Nga (năm 2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (9-2023), Nhật Bản (11-2023), Australia (3-2024), Pháp (10-2024), Malaysia (11-2024), New Zealand (2-2025), Indonesia (10-3-2025) và Singapore (12-3-2025).

Ngày 24-4, đưa vào vận hành Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Ngày 24-4, đưa vào vận hành Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất thông báo đến các đơn vị đang hoạt động tại Cảng về Kế hoạch khai thác nhà ga quốc nội T1, T3 và Kế hoạch chuyển đổi khai thác tại Nhà ga hành khách T3 - Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất như sau:

Cuộc thi Đất nước ngàn hoa: Kể chuyện bằng hình ảnh

Cuộc thi Đất nước ngàn hoa: Kể chuyện bằng hình ảnh

Càng về cuối, cuộc thi ảnh Đất nước ngàn hoa do Báo Sài Gòn Giải Phóng và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) tổ chức càng chứng tỏ sức hấp dẫn khi thu hút gần 500 tác giả dự thi với khoảng 1.500 tác phẩm đa dạng thể loại, phong phú nội dung. Đặc biệt, có nhiều tác phẩm mang giá trị lịch sử, ghi lại những khoảnh khắc đầu tiên quý giá…

Những chính sách nổi bật, có hiệu lực từ tháng 3-2025

Những chính sách nổi bật, có hiệu lực từ tháng 3-2025

Từ tháng 3-2025, nhiều chính sách mới, nổi bật có hiệu lực, như: Danh sách 14 Bộ và 3 cơ quan ngang Bộ hoạt động; Người dân được đổi, cấp lại GPLX trực tiếp tại công an xã, phường; Miễn thị thực cho 3 nước nhập cảnh vào Việt Nam du lịch; 35 bệnh hiểm nghèo có thể kêu gọi tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân...

Những chiến binh áo trắng nơi lằn ranh sinh tử

Những chiến binh áo trắng nơi lằn ranh sinh tử

Công việc cấp cứu người bệnh thường là nơi “đầu sóng ngọn gió” của một bệnh viện, nơi mà cường độ làm việc luôn gấp gáp, khẩn trương, nhất là đối mặt với những ca bệnh cận kề cửa tử. Áp lực, vất vả không kể xiết, nhưng đội ngũ y, bác sĩ vẫn luôn tận tâm, tận lực với “tinh thần thép”, nỗ lực hết mình để giành lại sự sống cho người bệnh.

Những giá trị tốt đẹp không ngừng lan tỏa

Những giá trị tốt đẹp không ngừng lan tỏa

Cuộc thi “Toả sáng giá trị Việt” chọn được 8 tác phẩm vượt trội nhất trong số hơn 250 tác phẩm dự thi để trao giải chặng 3. Càng về cuối, cuộc thi càng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các thí sinh, nhất là các bạn trẻ, đoàn viên thanh niên trên cả nước, góp phần lan toả những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Bước vào chặng 4, cũng là chặng cuối của cuộc thi, Ban Tổ chức quyết định tăng số lượng đoạt giải chặng lên gấp ba lần.

Bệnh cảm cúm và cúm mùa: Phân biệt và cách phòng chống

Bệnh cảm cúm và cúm mùa: Phân biệt và cách phòng chống

Bệnh cảm cúm thông thường là một bệnh phổ biến, người bệnh có các triệu chứng nhẹ và hầu hết sẽ hồi phục một cách hoàn toàn, không để lại bất kỳ di chứng hay biến chứng đáng kể nào.
Bệnh cúm là một bệnh do virus cúm gây ra, bệnh có khả năng diễn biến nặng và có khả năng gây tử vong, đặc biệt, bệnh có thể tiến triển rất nhanh, dẫn tới tình trạng suy hô hấp.

Chính phủ đề nghị lập 6 bộ mới

Chính phủ đề nghị lập 6 bộ mới

Sáng 5-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 42. Chính phủ trình bày tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp bất thường lần thứ 9. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ gồm:

Dấu ấn 50 năm

Dấu ấn 50 năm

Vậy là nửa thế kỷ đã trôi qua. Từ Sài Gòn xưa và nay là TPHCM đã mở rộng rất nhiều, rất lớn. Quy mô dân số từ 2,3 triệu dân nay gần 10 triệu dân, diện tích từ khoảng 670km2 nay trở thành đại đô thị với 2.100km2. Để thích nghi với xu thế thời đại, 50 năm qua TPHCM đã xây dựng được rất nhiều công trình, đặc biệt là hệ thống hạ tầng kỹ thuật, làm "đòn bẩy" thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân.

Metro định hình lại giao thông công cộng

Metro định hình lại giao thông công cộng

Sau 12 năm chờ đợi, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã được đưa vào vận hành, “giải cơn khát” cho ngành giao thông công cộng thành phố. Việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị (metro) chính là giải pháp định hình lại giao thông công cộng và là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội, tái cấu trúc đô thị.

Trường Sa - Những cung đường xanh mùa Xuân

Trường Sa - Những cung đường xanh mùa Xuân

Có những cung đường, những khoảnh khắc gặp một lần có thể quên, nhưng cũng có những cung đường đến một lần nhưng cả đời sẽ chẳng bao giờ có thể nguôi ngoai. Hải trình đến với Trường Sa là cung đường ấy. Cùng tàu kiểm ngư dọc ngang biển Đông chuyển hàng Tết ra Trường Sa lần này, chúng tôi được đến với những cung đường xanh. Trường Sa vốn đã xanh nay càng thêm xanh khi Tết đến, xuân về. Xanh của sức sống, xanh của tình người, xanh của niềm tin và hy vọng.